Đất trồng cây lâu năm là gì? Là loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp, được phân bố khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Với người đầu tư về lĩnh vực bất động sản, không ai có thể không tìm hiểu về loại đất này. Bởi lẽ, đây là loại đất có tiềm năng sinh lời rất cao.
Bài viết hôm nay, blog duongtrungoanh sẽ giải đáp thắc mắc về đất trồng cây lâu năm là gì. Cũng như phân tích các vấn đề liên quan đến việc sử dụng loại đất này. Việc nắm rõ quy định về việc sở hữu và sử dụng đất trồng cây lâu năm sẽ giúp bạn khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận. Đây thật sự là một việc làm rất cần thiết.
Mục lục: |
1. Đất trồng cây lâu năm là gì?
Căn cứ phụ lục số 01 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Bao gồm:
+ Cây công nghiệp lâu năm: loại cây dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được.
Ví dụ: cây cau su, ca cao, cà phê, chè, tiêu, điều, dừa,…
+ Cây ăn quả lâu năm: loại cây cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến để sử dụng.
Ví dụ: cam, bưởi, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn,….
+ Cây dược liệu lâu năm: cây trồng lâu năm cho sản phẩm là dược liệu.
Ví dụ: quế, hồi, đỗ trọng, long não, sâm,…
+ Các loại cây lâu năm khác: bao gồm các loại cây lâu năm trồng để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan.
Ví dụ: xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…
Kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
2. Phân loại đất trồng cây lâu năm
Sau khi nắm rõ đất trồng cây lâu năm là gì, mời bạn cùng blog duongtrungoanh tiến hành phân loại đất trồng cây lâu năm. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai sẽ được phân làm 3 nhóm chính:
- Nhóm đất nông nghiệp;
- Nhóm đất phi nông nghiệp;
- Nhóm đất chưa sử dụng.
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm nằm trong nhóm đất nông nghiệp. Trong nhóm đất nông nghiệp, gồm các loại đất sau:
+ Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác);
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản;
+ Đất làm muối;
+ Đất nông nghiệp khác (gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh).
-
Cần sử dụng đất theo đúng mục đích sử dụng
Việc phân loại này sẽ giúp chủ đất nắm rõ mục đích sử dụng để canh tác, sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật. Để biết thửa đất của mình có mục đích sử dụng gì, chủ đất có thể xem tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Đây là việc làm rất cần thiết. Vì trên nguyên tắc, nếu chủ sở hữu không nắm rõ mục đích sử dụng đất dẫn đến vi phạm pháp luật về đất đai thì có thể bị Nhà nước thu hồi đất.
3. Hạn mức sử dụng đất trồng cây lâu năm
Với loại đất nông nghiệp, Nhà nước quy định hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Theo tìm hiểu của blog duongtrungoanh, quy định này có thể tránh tình trạng tích tụ ruộng đất, khai thác tài nguyên đất không hiệu quả, làm hoang hoá đất đai,…
Theo đó, căn cứ vào Điều 129 và Điều 130 Luật Đất đai 2013, ta có thể thấy:
+ Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 hecta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 hecta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất thì hạn mức đất đất trồng cây lâu năm không quá 5 hecta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 hecta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
+ Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm của hộ gia đình, cá nhân là không quá 100 hecta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 300 hecta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
4. Một người có thể sở hữu tối đa bao nhiêu diện tích đất trồng cây lâu năm?
Việc quy hoạch hạn mức sử dụng đất đã khiến nhiều người không khỏi thắc mắc về việc sở hữu tối đa diện tích đất trồng cây lâu năm. Dựa vào quy định tại Điều 129 và Điều 130 Luật Đất đai 2013, ta có thể thấy hạn mức tối đa như sau:
4.1 Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đồng bằng
Có thể sở hữu tối đa từ 105 hecta đến 110 hecta (cùng với diện tích do nhận thừa kế). Trong đó:
- Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao một loại đất trồng cây lâu năm, thì hạn mức tối đa là 10 hecta. Cộng với hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tối đa 100 hecta. Vậy hạn mức tối đa là 110 hecta.
- Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là 5 hecta. Cộng với hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tối đa 100 hecta. Vậy hạn mức tối đa là 105 hecta.
4.2 Đối với hộ gia đình, cá nhân ở trung du, miền núi
Có thể sở hữu tối đa từ 235 hecta đến 330 hecta (cùng với diện tích do nhận thừa kế). Trong đó:
- Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao một loại đất trồng cây lâu năm, thì hạn mức tối đa là 30 hecta. Cộng với hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tối đa 300 hecta. Vậy hạn mức tối đa là 330 hecta.
- Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là 25 hecta. Cộng với hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tối đa 300 hecta. Vậy hạn mức tối đa là 325 hecta.
Để nắm vững hạn mức sử dụng đất nông nghiệp tối đa, bạn cũng cần tham khảo thêm quyết định của UBND tỉnh, thành phố nơi có đất. Từ đó có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất.
Bởi lẽ nếu vượt quá hạn mức sử dụng thì khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất thì quyền lợi của bạn cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, trước khi quyết định “sang tên” bất kỳ lô đất nào thì bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về vấn đề này.
Tổng kết
Bài viết dựa trên những căn cứ pháp luật hiện hành và quá trình tìm hiểu, ghi nhận của blog duongtrungoanh. Hy vọng thông tin giá trị này sẽ có ích với bạn.
Trên thực tế, việc triển khai sử dụng đất còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất từng địa phương. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích của mình, hạn chế thất thoát tài sản, bạn cần tìm hiểu kỹ quy hoạch sử dụng đất tại địa phương trước khi đưa ra lựa chọn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì có thể bình luận dưới bài viết, tôi sẽ cố gắng trả lời trong thời gian sớm nhất.
Nếu bạn có ý định đầu tư đất trồng cây lâu năm, mời bạn đọc thêm vài viết này. |
Cám ơn bạn đã đọc bài viết!
TRUNG OANH
Vui lòng đọc kỹ bản quyền trước khi sao chép nội dung bài viết này.
Thông tin về tác giả.