MUA ĐẤT VI BẰNG có an toàn không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc trong thời gian qua.
Pháp luật hiện hành không thừa nhận việc giao dịch bất động sản thông qua hình thức lập vi bằng. Vì vậy, trước khi thực hiện giao dịch một tài sản giá trị lớn như nhà, đất, bạn cần phải hiểu rõ quy định của pháp luật để tránh mất tiền oan.
Để nắm rõ việc MUA ĐẤT VI BẰNG có an toàn không, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
1. Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.
Pháp luật hiện hành quy định:
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử của Toà án và trong các quan hệ pháp luật khác.
2. Mua đất vi bằng trong thực tiễn
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đề cập đến việc giao dịch bất động sản qua hình thức lập vi bằng đã và đang xuất hiện trong thời gian qua, gây nhiều ý kiến trái chiều và để lại nhiều hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
Trên thực tế cho thấy nhiều trường hợp lập vi bằng liên quan đến bất động sản nhằm hợp thức hoá các giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể, khi các giao dịch liên quan bất động sản không đủ điều kiện để thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, một số người đã tìm cách “lách” sang hình thức lập vi bằng để cố tình thực hiện giao dịch.
Đây chính là lý do mà người mua cần coi chừng mất tiền khi mua đất bằng hình thức lập vi bằng. Trong đó, nổi bậc nhất là các giao dịch như: ghi nhận việc chuyển nhượng nhà, quyền sử dụng đất không có giấy chứng nhận hợp pháp, không đủ điều kiện tách thửa để chuyển nhượng, nhờ người khác đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

Bắt buộc công chứng, chứng thực theo quy định
Theo pháp luật hiện hành, các loại hợp đồng: chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định.
Trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Quy định của pháp luật về vi bằng
Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020 NĐ-CP: “Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác”. Ngoài ra, Tại khoản 5 Điều 37 Nghị định này cũng nêu rõ về những trường hợp không được lập vi bằng “Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật”.
Từ những căn cứ trên có thể cho thấy, việc giao kết hợp đồng liên quan đến bất động sản bằng vi bằng không được pháp luật thừa nhận. Vi bằng do Thừa phát lại lập chỉ sử dụng mục đích duy nhất là tạo lập chứng cứ về sự việc có thật và không có giá trị thi hành.
3. MUA ĐẤT VI BẰNG có an toàn không?
Nếu hai bên giao dịch bất động sản bằng giấy tay và yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng để xác nhận việc giao nhận tiền của các bên. Sau đó, giao dịch bất động sản này xảy ra tranh chấp, có thể bị Toà án tuyên giao dịch trên vô hiệu thì vi bằng trên nhằm chứng minh các bên có giao dịch tiền, thoả thuận mua bán để làm cơ sở cho Toà án giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu.
Từ các căn cứ trên, có thể nhận định, giao dịch bất động sản bằng hình thức vi bằng không được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của bản thân trong các giao dịch bất động sản, chúng ta không nên mua nhà đất bằng hình thức lập vi bằng.
MUA ĐẤT VI BẰNG dễ gây thiệt hại về giá trị tài sản
Bởi lẽ, nếu tài sản sau khi giao dịch, có tranh chấp phát sinh thì người mua thường phải gánh chịu hậu quả. Trong hầu hết các trường hợp, giao dịch được Toà án giải quyết và tuyên hợp đồng dân sự vô hiệu, các bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Lúc này, người mua có thể nhận lại số tiền đã mua ban đầu. Thế nhưng trên thực tế, nếu so sánh việc dùng số tiền này để giao dịch bất động sản được nhà nước công nhận giá trị của tài sản đã được tăng lên. Đó là chưa kể đến những trường hợp xấu hơn có thể nhận lại ít hơn số tiền đã đầu tư trước đó.
Từ những thông tin trong bài viết, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi MUA ĐẤT VI BẰNG có an toàn không?
Bởi lẽ, giao dịch bất động sản thường có giá trị lớn nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi “xuống tiền” để tránh “tiền mất, tật mang”.
Quy trình và THỦ TỤC MUA BÁN NHÀ ĐẤT đúng quy định pháp luật

Trung Oanh
Vui lòng đọc kỹ bản quyền bài viết trước khi sao chép nội dung bài viết này.
Thông tin về tác giả.