Vì sao giá nhà đất vẫn sốt bất chấp dịch COVID-19

Mặc dù ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh nhưng thị trường bất động sản những tháng đầu năm 2021 vẫn có dấu hiệu nóng, sốt tại nhiều địa phương. Mời bạn cùng tôi phân tích những nguyên nhân lý giải vì sao giá nhà đất vẫn sốt bất chấp dịch COVID-19.

Lượng giao dịch thị trường nhà ở trên cả nước

Mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 khiến nền kinh tế cả nước bị tác động nặng nề, thế nhưng lượng sản phẩm bất động sản chào bán trên thị trường 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng cao.

Cụ thể, trong nửa đầu năm 2021, nguồn cung bất động sản trên cả nước có khoảng 129.890 sản phẩm, lượng giao dịch đạt 47.119 sản phẩm.

Từ số liệu thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, lượng giao dịch chào bán trên toàn thị trường tăng 10,8%, giao dịch tăng 132,3% so với cùng kỳ năm 2020.

So với cùng kỳ năm 2019, lượng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2021 tăng 158,3%. Giao dịch tăng 46,2%.

Vì sao nguồn cung nhà đất cao khi lượng tiêu thụ giảm

Thực tế, các sản phẩm chào bán đa phần là hàng tồn từ trước nên mức độ tiêu thụ không cao.

Nếu bạn đã từng dành thời gian quan sát thị trường bất động sản sẽ thấy rõ điều này. Từ năm 2014 đến nay, thị trường nhà đất ổn định và tăng trưởng tốt. Giá bất động sản tăng đều theo từng năm từ ít nhất 10%-20%/năm.

Thậm chí có những khu vực nóng sốt khiến giá đất bị đẩy lên tăng gấp đôi. Cụ thể, năm 2018, giá căn hộ tại TPHCM bị đẩy tăng gần 100%.

Chính vì vậy, nhiều người đã chọn bất động sản làm kênh đầu tư tài chính. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư thị trường ngách quyết định chọn tìm mua bất động sản rồi “sang tay” hoặc đợi giá cao bán kiếm lời.

“Túi tiền” ảnh hưởng do dịch bệnh

Từ đầu 2020, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế cả nước và thế giới. Nhiều người lao động mất việc làm khiến “túi tiền” dành cho việc mua nhà đất cũng ảnh hưởng.

Ngoài ra, những người lợi dụng đòn bẫy tài chính từ việc vay vốn ngân hàng để mua nhà ở nhưng nay mất việc do dịch COVID-19 đang lâm vào cảnh khó khăn. Chính vì áp lực tài chính, không ít người đã phải chấp nhận “tháo hàng”, chấp nhận lỗ sâu để thu hồi vốn.

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nguồn cung ở thị trường này luôn có lượng hàng dồi dào. Tuy nhiên, mức tiêu thụ của thị trường này lại khá thấp do mức giá tại thời điểm mua vốn dĩ bị đẩy lên cao nên bây giờ vẫn khó tiếp cận đến người có nhu cầu mua thực.

Vì sao giá nhà đất vẫn sốt bất chấp dịch COVID-19

Thực tế, trong thời gian qua, nhu cầu và lượng giao dịch bất động sản giảm nhưng tổng tiền vào thị trường này lại đang tăng. Điều này đã tạo điều kiện cho giá bất động sản tiếp tục tăng trưởng mảnh.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này được xác định bởi một lượng lớn tiền được người dân rút từ các lĩnh vực khác để “dồn” về bất động sản. Đây cũng cho là lĩnh vực đầu tư khá an toàn trong thời điểm dịch bệnh.

Cụ thể, nhiều người đã rút tiền từ các thị trường khác do tác động của dịch bệnh như: chứng khoán, ngoại hối và các ngành kinh tế suy yếu do dịch,… Ngoài ra, tiền gửi ngân hàng bị điều chỉnh lải suất thấp nên không ít người quyết định chuyển sang “tiết kiệm” vào đất đai. Nhờ có lượng tiền sẵn sàng để giao dịch nên thị trường bất động sản vẫn nhộn nhịp.

Sau đợt sốt đất cao vào năm 2018, đến năm 2019 nguồn cung trên thị trường bất động sản dần trở nên khan hiếm và nay vẫn chưa được cải thiện. Chính nghịch lý lượng tiền đầu tư dồi dào nhưng nguồn cung ít đã khiến nhà đất vẫn sốt bất chấp dịch COVID-19.

Đất sốt nhưng lượng tiêu thụ thấp

Đây thực sự là một nghịch lý.

Bởi lẽ, thực tế không ít nhà đầu tư “vớ” phải sản phẩm nhà đất khi thị trường đang sốt nên đã mua ở mức giá cao hơn thực tế. Vì vậy, những sản phẩm này vốn dĩ đã cao, rất khó gặp được người mua thực tế. Đây cũng là lý do khiến nhu cầu trên thị trường cao nhưng tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm lại thấp.

Bên cạnh đó, giá bất động sản hiện nay đã bị đẩy lên khá cao so với thực tế. Thực tế giá bất động sản trong tương lai cũng đang đối mặt với áp lực tăng giá khiến người lao động khó tiếp cận.

Ngoài nguyên nhân giá “nền” cao, thì giá nhà đất tương lai tiếp tục bị đẩy lên cao vì: Chi phí giải phóng mặt bằng cao; Nhiều địa phương điều chỉnh khung giá đất mới; Vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng tăng; Các chi phí cơ hội khác;…

Dự báo thị trường nửa cuối năm 2021

Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được khống chế thì thị trường bất động sản sớm phục hồi và tăng mạnh trở lại. Theo đó, tổng giao dịch bất động sản dự báo cũng được hấp thụ mạnh.

Bởi nhu cầu sở hữu nhà đất của người dân còn rất lớn. Vì vậy, những sản phẩm bất động sản phù hợp với nhu cầu thực tế sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển sau đại dịch.

Trung Oanh.

Vui lòng đọc kỹ bản quyền trước khi sao chép nội dung bài viết này.

Thông tin về tác giả.

About The Author

Scroll to Top