Hành trình 1.000 ngày PTBT

Hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân để nâng cao thu nhập của mẹ bỉm nông thôn

Viết Caption

Tự học kỹ năng viết caption hấp dẫn – từ báo chí sang mạng xã hội

Viết caption không chỉ là viết vài dòng cho xong. Đó là nghệ thuật gây chú ý trong 3 giây đầu tiên và giữ người đọc đến tận dòng cuối.

Từ người từng viết báo giấy chuyển sang làm content TikTok, Facebook, Instagram, mình hiểu một điều: Caption trên mạng xã hội là một cuộc chơi hoàn toàn khác.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách tự học kỹ năng viết caption hấp dẫn, đặc biệt dành cho mẹ bỉm, freelancer hoặc bất kỳ ai muốn bắt đầu viết nội dung thu hút trên mạng xã hội – kể cả khi bạn xuất phát từ con số 0.

1 Viết báo và viết mạng xã hội khác nhau như thế nào?

Viết báo: Dựa vào tin tức – khách quan – trình bày đầy đủ, xúc tích.

Khi còn làm báo, mình học cách viết tít hấp dẫn nhưng vẫn phải đúng sự thật, không phóng đại. Mỗi câu mỗi chữ đều được biên tập kỹ lượng, theo quy chuẩn rõ ràng.

Viết mạng xã hội: Dựa vào cảm xúc – cá nhân – nhanh gọn.

Trên Facebook, Instaram hay TikTok, người đọc không chờ đợi sự chuẩn chỉnh của kết quả cuối cùng. Họ muốn bài viết có cảm xúc, tốc độ, tính cá nhân và câu chuyện đời thường. Caption vì vậy cũng cần:

  • Gợi tò mò ngay từ đầu.
  • Chạm cảm xúc hoặc hài hước.
  • Có “call – to – action” rõ ràng.

Ví dụ:

  • Báo chí: “Người dân miền Tây chống chọi hạn mặn kỷ lục
  • Mạng xã hội: “Tui bơm nước bằng xô 5 lít cho nguyên vườn thanh long… và đây là điều xảy ra”.

2 Cách tự học viết acption hấp dẫn tại nhà

Dù bạn chưa từng học báo chí hay content, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện khả năng viết caption nếu áp dụng đúng cách.

Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện khả năng viết caption tại nhà
Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện khả năng viết caption tại nhà

A. Phân tích caption từ các kênh nổi bật

Chọn 3-5 trang cá nhân/kênh TikTok/YouTube bạn thích, đọc kỹ caption của họ. Tự đặt câu hỏi:

  • Tại sao caption này khiến mình dừng lại?
  • Cách họ kể chuyện như thế nào?
  • Câu kết thúc có khiến mình bình luận/chia sẻ không?

B. Viết và thử nghiệm mỗi ngày

Không có cách nào viết hay nếu bạn không bắt tay vào viết.

Bạn có thể bắt đầu bằng các đề tài quen thuộc:

  • Câu chuyện làm mẹ hôm nay có gì vui?
  • Một bài học rút ra từ việc bán hàng/đi chợ/chơi với con.
  • Suy nghĩ cá nhân về một chủ đề đang hót.

Lưu ý: Viết xong, hãy đọc lại thật to. Nếu bạn thấy nó “sượng miệng” thì người đọc cũng thấy “lạc vibe”.

C. Sử dụng công thức viết caption phổ biến

Dưới đây là một vài công thức giúp bạn viết caption dễ hơn (đặc biệt là khi bí ý tưởng):

1. HOOk – STORY – Call To Action

  • Hook: câu mở đầu gây tò mò
  • Story: Kể câu chuyện cá nhân hoặc thông tin chính
  • Call To Action: kêu gọi hành động (bình luận, chia sẻ, lưu lại,…)

Ví dụ: “Tui từng tưởng sẽ không bao giờ kiếm được tiền khi làm mẹ toàn thời gian. Cho đến khi phát hiện ra điều này…”. Rồi kể chuyện, kết: “Ai đang bế tắc giống tui, comment “có” để chia sẻ thêm nghen!”.

2. Sự đối lập

Tưởng học CapCut khó? Không! Chỉ cần 15 phút mỗi tối là tui dựng xong clip và ôm con ngủ.

3. Đặt câu hỏi

Nếu có 1 giờ mỗi ngày cho bản thân, bạn sẽ làm gì? Tui chọn… học ngoại ngử.

Lịch luyện tập viết caption liên tục 07 ngày cho người mới

Ngày Đề bài luyện viết Gợi ý caption
1 Giới thiệu bản thân theo phong cách kể chuyện Mình là mẹ bỉm miền Tây, từng viết báo – giờ viết caption kiếm tiền
2 Viết về một ngày chăm con Sáng chồng đi làm, chiều con sốt. Và đây là cách mình… không phát điên…
3 Viết cảm nhận sau khi học CapCut 15 phút Tui tưởng dựng video khó lắm, ai dè đơn giản như lăn bột làm bánh!
4 Viết caption kèm video nói tiếng Trung Học tiếng Trung 7 ngày rồi, giờ dám nói “Nihao” mà không run nha!
5 Chia sẻ lý do làm content Không viết caption để câu like, viết để không bỏ cuộc trên hành trình 1.000 ngày
6 Viết một caption hài hước về chuyện làm mẹ Bỉm, sữa, tiếng khóc, tiếng cười. Hôm nay con ị 2 lần – mẹ ccung4 mừng như trúng vé số!
7 Viết caption kêu gọi tương tác Có mẹ bỉm nào đang học Capcut với tui không? Comment nha!
Viết caption hay giúp giữ chân người xem lâu dài
Viết caption hay giúp giữ chân người xem lâu dài

Từ một caption đến cả một hành trình

Viết caption tưởng là việc nhỏ, nhưng đó là nền móng cho thương hiệu cá nhân, kinh doanh online, kiếm tiền từ content.

Nếu bạn từng viết nhật ký, từng viết status cho vui – thì bạn hoàn toàn có thể luyện thành caption chạm cảm xúc, tạo tương tác.

Mình – một mẹ bỉm từng cầm bút làm báo – giờ đang viết từng caption nhỏ để xây nên hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân. Nếu bạn cũng muốn bắt đầu, hãy viết câu đầu tiên – ngay hôm nay.

Xem thêm nội dung của mình tại các nền tảng dưới đây nhé!

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!

Trung Oanh

Làm YouTube Shorts

Làm YouTube Shorts cho mẹ bỉm: Cơ hội kiếm tiền và lan toả giá trị từ những điều nhỏ bé

Bạn đang ở nhà chăm con? Bạn có một chiếc điện thoại và một trái tim muốn chia sẻ? Vậy thì YouTube Shorts chính là “sân chơi” tuyệt với để mẹ bỉm như bạn vừa tạo ra thu nhập, vừa lan toả giá trị sống tích cực từ chính hành trình nuôi con, phát triển bản thân của mình.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về việc làm YouTube Shorts cho các mẹ bỉm chúng mình nhé:

  • Vì sao làm YouTube Shorts là lựa chọn phù hợp với mẹ bỉm?
  • Mẹ bỉm nên làm nội dung gì trên Shorts?
  • Mẹ bỉm bắt đầu như thế nào để không bị choáng ngợp?

1. Vì sao làm YouTube Shorts là mảnh đất màu mỡ cho mẹ bỉm?

Làm YouTube Shorts là định dạng video ngắn hiển thị theo màn hình dọc trên điện thoại. Video YouTube Shorts ra đời từ năm 2021 và phát triển mạnh mẹ đến nay nhờ 03 điểm hấp dẫn sau:

YouTube Shorts: Làm nhanh – không cần đầu tư lớn:

  • Chỉ cần một chiếc điện thoại có camera là mẹ bỉm có thể quay video ngay.
  • Không cần phòng quay, không cần máy tính dựng video cầu kỳ – tất cả có thể chỉnh sửa nhanh bằng CapCut hoặc nggay trên YouTube.

Làm YouTube Shorts: Dễ tiếp cận – thuật toán ưu tiên người mới:

  • So với video dài, Shorts dễ viral hơn, đặc biệt nếu nội dung bạn chạm tới cảm xúc người xem.
  • Hiện YouTube đang ưu tiên Shorts để cạnh tranh với ikTok, nghĩa là người mới có cơ hội được hiển thị và đề xuất cao hơn.

Có thể kiếm tiền trực tiếp từ việc làm YouTube Shorts

Từ 2023, YouTube đã bật chế độ kiếm tiền với Shorts. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiếm thêm từ các nguồn sau:

  • Affiliate (tiếp thị liên kết): Giới thiệu sản phẩm trong video và đặt link mua bên dưới.
  • Quảng cáo sản phẩm của chính bạn (nếu có).
  • Tăng view cho video dài để kéo giờ xem và bật kiếm tiền cho kênh.
Làm YouTube Shorts là một trong những kênh kiếm tiền tại nhà cho mẹ bỉm
Làm YouTube Shorts là một trong những kênh kiếm tiền tại nhà cho mẹ bỉm

2. Mẹ bỉm nên làm nội dung gì trên YouTube Shorts?

Kinh nghiệm cá nhân mình thấy, mẹ bỉm nên bắt đầu từ những gì gần gũi, dễ làm nhất – từ chính cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là 4 ý tưởng nội dung mẹ bỉm có thể khai thác ngay để làm YouTube Shorts, tại chính ngôi nhà của mình cùng đứa nhỏ:

2.1 Chia sẻ đời sống mẹ và bé

  • Một khoảnh khắc dễ thương của bé.
  • Một tình huống “dở khóc dở cười” khi chăm con.
  • Những mẹo nhỏ giúp bé ăn ngoan, ngủ ngon.
  • Hành trỉnh bé học lẫy, học bò, ăn dặm,…

Gợi ý caption cho mẹ bỉm làm YouTube Shorts:

“Chuyện một mẹ bỉm ở quê và cậu con trai 6 tháng tuổi – ai xem cũng gật dù: “trời ơi đúng y chang con tui!””.

2.2 Hành trình mẹ bỉm kiếm tiền tại nhà với video YouTube Shorts

  • Một góc làm việc nhỏ bé giữa tiếng khóc của con.
  • Một ngày làm việc 15 phút – vẫn kiếm được hoa hồng affiliate.
  • Giới thiệu sản phẩm yêu thích bạn đang dùng, có kèm link tiếp thị.

Gợi ý caption: “Mẹ bỉm bận cỡ nào cũng kiếm được tiền, miễn là biết cách tận dụng điện thoại + mạng xã hội”.

3.3 Hành trình mẹ bỉm học tập, phát triển bản thân

  • Bạn học tiếng Trung mỗi ngày ra sao?
  • Học CapCut để làm video dễ không tưởng.
  • Một cuốn sách bạn đọc được 5 trang trong lúc con ngủ

Gợi ý caption: “5 phút con ngủ – 5 bước mẹ trưởng thành”.

4.4 Khoảnh khắc tận hưởng – chill nhẹ giữa đời mẹ bỉm

  • Một ly cafe tự pha lúc sáng sớm.
  • Góc nhà nhỏ bạn vừa dọn xong.
  • Một đoạn nhạc thư giãn lúc con ngủ trưa.

Gợi ý caption: “Chăm con vẫn có thể tận hưởng tửng khoảnh khắc nhỏ – mẹ bỉm cũng xứng đáng được yêu chiều”.

3. Mẹ bỉm bắt đầu với việc làm YouTube Shorts như thế nào?

Nếu bạn chưa từng làm video trước đây, đừng lo! Dưới đây là hướng dẫn bắt đầu từ con số 0 dành cho mẹ bỉm:

Bước 1: Tạo kênh YouTube

  • Nếu bạn đã có tài khoản Gmail thì chỉ cần vài phút để tạo kênh.
  • Đặt tên kênh theo phong cách gần gũi, dễ nhớ. Ví dụ: “Nhật ký mẹ bỉm miền Tây”; “Mẹ Hai và bé Gạo”,…

Bước 2: Quay video bằng điện thoại

  • Ưu tiên quay theo định dạng dọc (9:16)
  • Độ dài video dưới 60 giây
  • Ánh sáng đủ, hình rõ, không rung

Mẹo nhỏ: quay theo từng đoạn nhỏ, sau đó ghép lại bằng CapCut.

Bước 3: Dựng video bằng CapCut

  • Cắt bớt phần dư thừa.
  • Thêm nhạc, chữ (nếu cần).
  • Xuất video với độ phân giả 1080p

Bước 4: Đăng video lên YouTube Shorts

  • Khi đăng, nhớ chọn “video ngắn” hoặc thêm hashtag #shorts
  • Viết caption hấp dẫn, kèm từ khoá chính.
  • Đặt tiêu đề gợi tò mò, ví dụ: “Làm video lúc con ngủ trưa – mẹ bỉm miền Tây khởi nghiệp từ điện thoại”; “Một ngày vừa chăm con vừa kiếm tiền từ YouTube Shorts?”;…
Chỉ cần dám bắt đầu, mẹ bỉm có thể làm YouTube Shorts
Chỉ cần dám bắt đầu, mẹ bỉm có thể làm YouTube Shorts

Mẹ bỉm không cần hoàn hảo – chỉ cần dám bắt đầu là có thể kiếm tiền từ việc làm YouTube Shorts

Mình biết cảm giác bối rối khi mới làm YouTube Shorts. Lo mình không đẹp, lo nhà cửa bừa bộn, lo chẳng ai xem…. Nhưng rồi mình nhận ra:

  • Điều khiến người ta yêu thích bạn – không phải vì bạn hoàn hảo. Mà vì bạn thật, gần, và truyền cảm hứng.

YouTube Shorts là công cụ – còn trái tim bạn chính là nội dung.

Dám kể câu chuyện của mình – chính là bước đầu tiên để mẹ bỉm trở thành creator, tự chủ và mạnh mẽ hơn mỗi ngày.

Bạn đã từng làm video YouTube Shorts chưa?

Hoặc bạn đang ấp ủ ý tưởng nào đó nhưng chưa dám bắt đầu?

Hãy để lại bình luận bên dưới nhé – biết đâu chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra một cộng đồng mẹ bỉm “vừa chăm con vừa làm content” thật vững mạnh!

Nếu bạn cần thêm:

  • Danh sách ý tưởng video Shorts theo từng ngày
  • Mẫu caption và tiêu đề chuẩn SEO cho Shorts
  • Chỉ cần commemt dưới bài viết hoặc gửi email cho mình để mình soạn đầy đủ cho bạn nhé!

Theo dõi website để đọc thêm bài viết mới mỗi ngày trong Hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân nhé!

Xem thêm nội dung của mình tại các nền tảng dưới đây nhé!

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!

Trung Oanh

Tự học tiếng Trung

Tự học tiếng Trung từ con số 0 tại nhà cho mẹ bỉm

Là một mẹ bỉm nông thôn đang chăm con nhỏ, việc tự học tiếng Trung tưởng chừng là điều quá xa vời. Nhưng bạn biết không? Chỉ cần mỗi ngày 10-15 phút luyện nghe nói tiếng Trung, bạn đã có thể tiến xa hơn 90% số người bỏ cuộc rồi đấy!.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách tự học tiếng Trung từ con số 0 tại nhà cho mẹ bỉm. Cách này còn phù hợp với người bận rộn và không có điều kiện đi học trung tâm.

1. Vì sao nên học tiếng Trung qua nghe nói từ sớm?

Dù bạn mới bắt đầu học tiếng Trung, hãy ưu tiên luyện nghe nói song song với học từ vựng và ngữ pháp. Đây là 03 lý do quan trọng:

  • Giúp phát âm đúng ngay từ đầu: Tiếng Trung là ngôn ngữ đơn âm và có thanh điệu. Nếu chỉ học mặt chữ mà không luyện nghe nói, bạn sẽ dễ đọc sai, dẫn đến hiểu sai và không thể giao tiếp.
  • Làm quen với ngữ điệu và tốc độ nói tự nhiên: Nghe từ sớm giúp bạn quen tai, hiểu cách người bản xứ nhấn nhá, nối âm, ngắt câu – điều sách vở không thể dạy hết được.
  • Giao tiếp là mục tiêu cuối cùng: Bạn học tiếng Trung không phải để thi xong rồi bỏ, mà là để giao tiếp – mở ra cơ hội học tập, làm việc, kinh doanh và kết nối toàn cầu.
Mẹ bỉm có thể tự học tiếng Trung tại nhà trong lúc chăm con nhỏ
Mẹ bỉm có thể tự học tiếng Trung tại nhà trong lúc chăm con nhỏ

2. Mẹ bỉm tự học tiếng Trung tại nhà như thế nào?

1. Lập mục tiêu rõ ràng khi tự học tiếng Trung

  • Mục tiêu tháng 1: Luyện nghe – nói được 10 câu giao tiếp cơ bản;
  • Mục tiêu năm: Nghe hiểu đoạn hội thoại đơn giản, phản xạ trả lời.

Việc chia nhỏ mục tiêu giúp bạn không nản, và dễ theo dõi tiến trình.

2. Dùng tài nguyên miễn phí thông minh

Dưới đây là các công cụ mình đang dùng và khuyên bản nên thử:

Ứng dụng học từ vựng + luyện nói tiếng Trung

  • Hanzii: Tra từ vựng nhanh, dễ hiểu, có ví dụ cách dùng từng từ vựng cụ thể.
  • HelloChinese: Học từ vựng, nghe và nói theo từng chủ đề. có phiên bản miễn phí rất ổn.
  • Duolingo: Luyện cơ bản, mỗi ngày vài phút.

Kênh luyện nghe tiếng Trung:

  • ChineseClass101 (YouTube): Có cả tiếng Việt giải thích, giọng chuẩn.
  • Mandarin Corner: Hội thoại đời thường, tốc độ thật.

Gợi ý mẹo học: Chọn 1 video tiếng Trung phù hợp năng lực hiện có. Nghe một video 2-3 lần/ngày. Lần 1 nghe không phụ đề, lần 2 mở phụ đề, lần 3 đọc theo (shadowing).

Mẹ bỉm có thể vừa chăm con vừa nghe tiếng Trung thụ động
Mẹ bỉm có thể vừa chăm con vừa nghe tiếng Trung thụ động

3. Tạo môi trường “ngập” trong tiếng Trung

Bạn không cần phải sống ở Trung Quốc để tự học tiếng Trung, chỉ cần:

  • Thay đổi giao diện điện thoại sang tiếng Trung (nếu bạn đủ tự tin).
  • Nghe nhạc Trung nhẹ nhàng như Jay Chou, Hebe Tien,…
  • Dán giấy note tiếng Trung lên đồ vật trong nhà (cửa, tủ lạnh, bàn ăn…)

Cách này đặc biệt hiệu quả với mẹ bỉm vì học xen kẽ trong lúc chăm con, làm việc nhà mà không cần thời gian cố định.

3. Lộ trình 07 ngày luyện nghe nói tại nhà

Ngày Nội dung Gợi ý hoạt động
1 Học phát âm + thanh điệu Nghe giọng chuẩn, ghi âm lại chính mình
2 5 câu chào hỏi đơn giản 你好, 老师好,…
3 Giới thiệu bản thân 我叫…
4 Hỏi tên, tuổi Hỏi đáp cơ bản, tập hội thoại ngắn
5 Đếm số từ 1-10 + luyện phản xạ Đếm đồ vật quanh nhà
6 Nghe 1 video hội thoại ngắn Tua lại 3 lần, shadowing
7 Ôn tập + tự ghi video nói tiếng Trung trong 01 phút Đăng TikTok nếu bạn tự tin!

Mỗi ngày một chút, bạn sẽ bất ngờ với chính mình đấy

Mình biết, khởi đầu lúc nào cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhất là việc tự học tiếng Trung, tự học ngôn ngữ mới khác tiếng mẹ đẻ. Nếu muốn đi đường dài, mẹ bỉm nên chọn những kênh dạy phát âm chuẩn ngay từ đầu để học chứ đừng học theo “tiếng bồi” nhé! Vì theo kinh nghiệm bản thân, nếu bắt đầu sai thì bạn rất dễ bỏ cuộc và khó đi đường dài được khi muốn học nâng cao; hoặc phát triển nghề nghiệp liên quan.

Nếu như mẹ bỉm có điều kiện hơn thì có thể tìm gia sự dạy phát âm và nhờ người có chuyên môn vạch sẵn giúp lộ trình tự học sẽ nhanh và hiệu quả hơn.

Bạn không cần giỏi ngay, không cần nói chuẩn từng từ. Điều quan trọng là duy trì mỗi ngày, và tin rằng một mẹ bỉm ở quê cũng có thể học giỏi ngoại ngữ – miễn là bạn đủ kiên trì.

Mình đang học tự học tiếng Trung cùng bạn, cùng nhau tiến bộ nha!

Xem thêm nội dung của mình tại các nền tảng dưới đây nhé!

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!

Trung Oanh

làm video affiliate

Hướng dẫn làm video affiliate hoàn chỉnh bằng điện thoại

Khi bắt đầu thử thách kiếm tiền online với affiliate marketing, mình từng nghĩ: “Chắc phải có máy quay, phần mềm phức tạp, giọng nói cuốn hút, ngoại hình đẹp thì mới làm được”.

Nhưng rồi mình đã quay video đầu tiên chỉ bằng một chiếc điện thoại cũ, trong lúc con đang ngủ trưa, và … vẫn có người xem và click vào link.

Vậy nên, bài viết này mình sẽ chia sẻ quy trình quay – edit – đăng một video affiliate hoàn chỉnh dành riêng cho mẹ bỉm:

Không cần kỹ thuật, không cần ngoại hình, chỉ cần câu chuyện thật, mẹ bỉm chúng mình đã có thể làm video affiliate hoàn chỉnh rồi!

1. Bước 1: Lên ý tưởng & viết nhanh kịch bản

Trước khi quay, bạn cần xác định 03 điều cơ bản:

  • Sản phẩm bạn muốn giới thiệu: chọn sản phẩm mình thật sự đã dùng thấy tốt hoặc phù hợp với mẹ bỉm (ví dụ: máy hút sữa, máy hâm sữa, kem chống hăm, sữa rửa mặt dịu nhẹ,…)
  • Đối tượng xem video: mẹ bỉm như bạn, mới sinh con, cần tiết kiệm thời gian – dễ đồng cảm.
  • Một câu chuyện nhỏ xoay quanh sản phẩm đó.

Ví dụ kịch bản ngán (30 giây đến 1 phút):

  • Mở đầu: “Hồi sinh bé, mình từng stress vì…”
  • Giới thiệu vấn đề: “Mỗi lần con khóc là mình cuống cuồng tìm đồ…”
  • Giải pháp: “Tới khi mua cái này thì thấy: Ủa sao không biết sớm hơn?”
  • Call to action: “Mình để link ở bio nha – có mã giảm giá nữa đó!”

Bí quyết: Hãy nghĩ như đang kể chuyện với một người bạn chứ không phải bán hàng.

2. Bước 2: Làm video affiliate chỉ bằng điện thoại

Không cần đạo cụ phức tạp, bạn chỉ cần:

  • Ánh sáng tự nhiên (gần cửa sổ, ban công).
  • Điện thoại đặt cố định (kẹp vào hộp sữa, ghế nhựa,… là được).
  • Quay dọc khung hình, nhìn vào cameraa, nói tự nhiên như đang tâm sự.

Một số gợi ý cho mẹ bỉm làm video affiliate:

  • Quay lúc con ngủ hoặc đang tự chơi.
  • Có thể không quay mặt nếu bạn chưa tự tin – chỉ cần quay tay cầm sản phẩm, giọng nói hoặc chèn chữ.
  • Dùng app quay video như CapCut hoặc quay trực tiếp trong camera rồi edit sau.

Bí quyết: Quay tối đa 03 đoạn ngắn để tiết kiệm thời gian dựng:

  • Cảnh bạn cầm sản phẩm, gật gù kể chuyện.
  • Cận cảnh chi tiết sản phẩm đang dùng.
  • Cảnh kết thúc với lời rủ rê nhẹ nhàng.
Mẹ bỉm có thể làm video affiliate bằng điện thoại
Mẹ bỉm có thể làm video affiliate bằng điện thoại

3. Bước 3: Edit nhanh bằng CapCut – đơn giản & hiệu quả

Nếu bạn mới học CapCut, mình gợi ý 03 thao tác cơ bản để làm video affiliate đẹp & cuốn hút hơn:

  • Cắt gọn đoạn dư, bỏ đi phần im lặng hoặc nói lặp;
  • Chèn chữ dễ đọc, font to, rõ nét, dùng từ ngắn gọn;
  • Chèn nhạc nhẹ nền tảng TikTok/YouTube/Facebook cho phù hợp.

Tips cho mẹ bỉm làm video affiliate:

  • Dùng CapCut template có sẵn nếu chưa biết dựng: Tìm “mom talk” hoặc “product review” rất dễ làm;
  • Thêm hiệu ứng rung nhẹ hoặc zoom vào đoạn quan trọng để tăng chú ý.

Mẹo tăng tương tác:

  • Chèn câu hỏi ở cuối video như: “Mẹ nào từng giống mình?” hoặc “Bạn đã thử sản phẩm này chưa?”.
  • Gắn hashtag liên quan, ví dụ: #mebimkiemtien #mebimreview #reviewdochobe

4. Bước 4: Đăng lên đa nền tảng – chọn khung giờ vàng

Sau khi làm video affiliate, bạn hãy chỉnh sửa lại cho phù hợp theo từng nền tảng. Mẹ bỉm nên chọn các nền tảng có nhiều người sử dụng tại Việt Nam. Theo mình, mình sẽ chọn 05 nền tảng sau:

  • TikTok: đăng lúc 9 giờ sáng hoặc 8 giờ tối;
  • Facebook Reels: đăng khoảng 11 giờ trưa hoặc 7 giờ tối;
  • Instagram Reels: chọn buổi chiều từ 5 đến 7 giờ;
  • YouTube Shorts: Khung giờ 9 đến 11 giờ hoặc 19 đến 21 giờ;
  • Website: đăng kèm bài viết ngắn + gắn link mua hàng.

Mẹ bỉm ơi, khi làm video affiliate thì đừng quên:

  • Viết caption hấp dẫn như: “Mẹ bỉm xài thử món đồ 99k mà thấy đáng từng đồng!”; “Nếu bạn từng stress vì pha sữa ban đêm, thử xem cái này nè…”.
  • Chèn link affiliate dưới phần mô tả/bio;
  • Có thể ghim video lên đầu kênh để tăng hiển thị (nếu cần).
Làm video affiliate cần sự kiên trì và bền bỉ
Làm video affiliate cần sự kiên trì và bền bỉ

5. Bí quyết giữ nhịp: 1 video/ngày – đều hơn giỏi

Khi mới bắt đầu, bạn không cần làm video hoàn hảo. Mình bắt đầu với:

  • Video đầu tiên: nói lắp, thiếu ánh sáng, nhưng có người xem;
  • Video thứ 5: đã biết cách cắt, chèn chữ;
  • Video thứ 10: bắt đầu có người inbok hỏi link sản phẩm;
  • Video thứ 20: có 1 đơn hàng đầu tiên!

Chìa khoá cho mẹ bỉm làm video affiliate là: duy trì nhịp đều đặn, không bỏ cuộc, kể câu chuyện thật. Và hãy nhớ: chỉ cần bạn kể lại hànhh trình chân thật của mình, người xem sẽ cảm được.

Mẹ bỉm có thể làm video affiliate – không cần “pro”

Bạn không cần chuyên nghiệp để bắt đầu làm video affiliate đâu, mẹ bỉm chúng mình chỉ cần:

  • Một câu chuyện chân thật;
  • Một chiếc điện thoại có camera đủ dùng;
  • Và một chút kiên trì mổi ngày.

Mình tin bạn cũng có thể làm video affiliate mỗi ngày, giống minh.

Và biết đâu, một ngày nào đó, bạn sẽ nhìn lại và thấy:

Bạn đã thật sự thay đổi từ một mẹ bỉm không biết gì… thành một creator truyền cảm hứng

Và, nếu bạn muốn nhận:

  • Mẫu kịch bản review sản phẩm;
  • Checklist quay video đơn giản cho mẹ bỉm;
  • Link affiliate uy tín phù hợp với mẹ bỉm.

Thì bạn hãy inbok cho mình nhé!

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!

Trung Oanh

Viết thư gửi mình của những năm đôi mươi

Viết thư gửi chính mình của những năm đôi mươi

Viết thư gửi chính mình là một trong những cách giúp bạn nhìn lại hành trình đã qua. Đồng thời, tự chiêm nghiệm lại hành trình của mình để vững tin hơn trong tương lai.

“Nếu được quay lại tuổi đôi mươi, bạn sẽ làm gì khác đi?”

Câu hỏi ấy có thể đã từng ghé ngang đâu đó trong đầu bạn. Với mình – một mẹ bỉm nông thôn, đã bước sang tuổi 35, câu trả lời không nằm ở tiếc nuối mà là sự biết ơn.

Biết ơn vì mình của những năm đôi mươi đã chọn sống hết mình – dù là trong mệt mỏi, bấp bênh hay đam mê rực lửa.

Hôm nay, trong một buổi trưa khi con đang say giấc nồng, mình ngồi viết thư gửi chính mình của tuổi đôi mươi như một lời thì thầm: “cảm ơn và xin lỗi…”

Mình ơi, cảm ơn vì đã không từ bỏ

Tuổi đôi mươi của mình bắt đầu bằng những ngày rong ruổi làm báo. Những chuyến xe đêm, nhưng lần lao vào hiện trường mà không kịp ăn tròn bữa, nhưng bản tin viết xuyên đêm.

Mỗi tháng nhận lương chẳng bao nhiêu nhưng trái tim thì rực rỡ với lý tưởng làm nghề.

Có những hôm vừa viết xong bài, gửi email về toà soạn thì mới nhớ ra cả ngày vẫn chưa ăn gì thì nắng chiều đã rọi chang chang vào mặt. Mình khi ấy chỉ mới 22 tuổi, và mình hiểu nếu “chọn làm điều đúng thì không dễ”.

Cảm ơn vì đã không chọn dễ dàng.

Cảm ơn vì đã sống một tuổi trẻ đầy trải nghiệm, dù chẳng đủ tiền để mua bộ váy đẹp, nhưng có đủ ký ức để viết cả một cuốn hồi kỳ thanh xuân.

dương trung oanh nhận khen thưởng tại Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh

Mình ơi, xin lỗi vì đã quá nghiêm khắc

Mình của những năm ấy luôn đặt ra thật nhiều tiêu chuẩn: phải giỏi, phải nhanh, phải làm tốt hơn người khác. Vì mình nghĩ rằng, chỉ cần cố thêm chút nữa là sẽ tới thành công, được mọi người công nhận.

Và, mình cũng đã đạt được điều mình mong ước. Thế nhưng, có ai sống vui khi phải cố gồng gánh đâu?

Xin lỗi vì đã cố mỉm cười khi mình muốn khóc.

Xin lỗi vì những lúc kiệt sức nhưng không dám nói lời từ bỏ.

Xin lỗi vì đã không biết yêu bản thân đúng cách.

Giá mà lúc ấy mình biết: chậm lại một chút không phải là thất bại. Giá mà mình biết cách yêu bản thân để không tự xót xa lấy chính mình. Giá mà mình có thể nhắn nhủ: “Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi, hãy cứ nhẹ lòng…:

Mình ơi, mình đã làm rất tốt rồi đó!

Giờ đây, mình đang là mẹ của một thiên thần nhỏ, sống tại một vùng quê yên bình. Từ bỏ công việc từng là giấc mơ để lui về chăm con – có lúc tưởng như là bước lùi, nhưng thật ra lại là bước ngoặt.

Vì chính nhờ những năm tháng không ngừng nỗ lực đó, mà giờ đây mình đủ bản lĩnh để chọn lại đường đi. Chọn bắt đầu Thử thách 1.000 ngày phát triển bản thân, chọ. Học cái mới, kiếm tiền online, quay lại hành trình viết làch – không vì tiền bạc hay deadline, mà vì được sống đúng với mình.

Mình ơi, mình đã làm rất tốt rồi.

Và nếu ngày nào đó có cảm thấy mỏi mệt, hãy nhớ rằng: Mình đã từng vuọt qua nhiều thứ còn khó hơn thế này nhiều.

dương trung oanh phỏng vấn thủ trưởng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Viết thư cho chính mình – là một cách để chữa lành

Viết thư cho mình của tuổi đôi mươi là hành trình nhìn lại để bước tiếp. Không để tiếc nuối níu chân, mà để thấy rõ: Mình đã trưởng thành như thế nào.

Tuổi trẻ không hoàn hảo, nhưng rất đẹp.

Tuôi ba mươi lăm không nhẹ nhàng, nhưng rất thật.

Và mỗi giai đoạn trong đời đều đáng được nâng niu.

Nếu bạn đang ở tuổi đôi mươi – hãy sống hết mình

Nếu bạn vừa bước sang đầu ba mươi – đừng sợ nếu phải bắt đầu lại.

Mỗi ngày còn được sống, còn được viết tiếp – là một món quà.

Cảm ơn mình của tuổi trẻ. Và cảm ơn mình – của hiện tại – vì vẫn đang cản đảm viết tiếp giấc mơ.

Bạn đã từng muốn gửi gì cho mình của những năm tuổi trẻ?

Hãy chia sẻ một dòng trong phần bình luận – hoặc viết cho mình một lá thư. Biết đâu, bạn sẽ tìm thấy một phần bình yên mà mình từng bỏ quên,…

Nếu bạn quan tâm hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân của mình; hoặc muốn biết những cách kiếm tiền online cho mẹ bỉm nông thôn; hay cách mẹ bỉm sắp xếp việc học (học làm content creator và học tiếng Trung) như thế nào;… thì kết nối với mình qua các nền tảng khác nữa nhé!

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!

Trung Oanh

Cách sao chép liên kết kiếm tiền trên TikTok

Cách sao chép liên kết kiếm tiền trên TikTok

Chào bạn, bài viết trước mình có chia sẻ về “Mẹ Bỉm Học Làm Affiliate Marketing Từ Con Số 0 – Bắt Đầu Sao Cho Đúng?” và nhận được phản hồi rất tốt. Trong đó, nhiều bạn, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa mong muốn mình chia sẻ sâu hơn về cách làm Affiliate cho người mới xây kênh.

Theo mình tìm hiểu, hiện nay có khá nhiều người chia sẻ về làm Affiliate Marketing và nói về sao chép liên kết để kiếm tiền trên TikTok. Tuy nhiên, mình thấy chưa có bài viết nào chia sẻ cụ thể kiểu “cầm tay chỉ việc” nên nhiều mẹ bỉm còn mơ hồ. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách để người mới xây kênh, chưa có follower vẫn có thể đăng ký làm Affiliate để kiếm hoa hồng nhé.

1. Sao chép liên kết là gì?

Nếu là người mới xây kênh, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến từ “Sao chép liên kết” rồi đúng không nào. Có thể hiểu đơn giản, sao chép liên kết là việc sao chép/coppy đường link. Chỉ đơn giản vậy thôi đó!

Sao chép liên kết làm sao để có tiền?

Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người xây kênh đúng không? Thực ra, nếu chỉ sao chép liên kết thì làm gì có tiền. Và nếu bạn sao chép không đúng liên kết cũng làm sao mà có tiền.

Bạn chỉ nhận tiền khi: sao chép liên kết của sản phẩm có trả hoa hồng cho người làm tiếp thị liên kết; và khách hàng mua sản phẩm theo đường link bạn gửi; sau khi hoàn thành đơn hàng thì bạn sẽ được trả tiền hoa hồng. Chỉ đơn giản như vậy thôi.

Sao chép liên kết có tiền khi có khách hàng mua thành công sản phẩm từ đường link của bạn sao chép/coppy.

Lưu ý, bạn chỉ nhận được tiền khi bạn đăng ký làm Affiliate Marketing trên TikTok. Hiện nay, có 2 dạng đăng ký làm Affiliate Marketing trên TikTok. Đó là trở thành: Nhà Sáng Tạo Chỉ Chia sẻ Link hoặc Nhà Sáng Tạo Tiếp Thị Liên Kết khi đủ điều kiện (hiện tại, TikTok yêu cầu 1.000 follower trở lên).

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách người mới xây kênh đăng ký thành Nhà Sáng Tạo Chỉ Chia sẻ Link để kiếm tiền từ sao chép liên kết nhé. Vì Nhà Sáng Tạo Chỉ Chia sẻ Link không yêu cầu số lượng follower nên rất phù hợp với người mới xây kênh.

2. Hướng dẫn cách kiếm tiền trên TikTok cho người mới xây kênh

Đầu tiên, bạn hãy tạo một tài khoản TikTok. Bạn có thể tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc gmail đều được nhé!.

Sau khi có kênh TikTok, vào trang tài khoản của bạn, bấm vào nút ở trên cùng bên phải màn hình. Khi có một cửa sổ bật lên ở dưới cùng, bấm vào TikTok Studio một trang mới sẽ hiện lên. Dưới mục Chương trình Kiếm tiền, bấm vào TikTok Shop cho Nhà Sáng Tạo.

Lúc này, tuỳ theo số lượng người theo dõi tài khoản của bạn, trang đăng ký sẽ hiển thị khác nhau đối với Nhà Sáng Tạo Chỉ Chia sẻ Link và Nhà Sáng Tạo Tiếp Thị Liên Kết đủ điều kiện. Nộp đơn đăng ký xong, hệ thống sẽ xem xét đơn đăng ký của bạn và gửi thông báo trạng thái cho bạn.

Sau khi được duyệt, bạn có thể bắt đầu hành trình kiếm tiền với tư cách là Nhà Sáng Tạo Chia Sẻ Link. Tài khoản của bạn bây giờ sẽ có quyền truy cập vào Trung tâm Tiếp Thị Liên Kết để thêm sản phẩm vào trang trưng bày.

Lưu ý, trang trưng bài lúc này sẽ bị ẩn đi. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ kiếm được tiền từ cách chia sẻ link sản phẩm. Và hiện tại, đây cũng là cách duy nhất để kiếm hoa hồng từ sản phẩm khi là Nhà Sáng Tạo Chia Sẻ Link, bạn có thể chia sẻ link tiếp thị liên kết từ các sản phẩm có sẵn trong Sàn Sản Phẩm.

Đặc biệt, bạn có thể sao chéo liên kết để chia sẻ link ở bất kỳ đâu, kể cả bên ngoài ứng dụng TikTok. Bạn sẽ nhận hoa hồng khi Khách Hàng bấm vào link, thêm sản phẩm vào giỏ hàng và thanh toán sản phẩm. Hoa hồng được gửi cho Nhà Sáng Tạo sau khi đơn hàng được Nhà Bán Hàng hoàn thành.

Chúc bạn sao chép liên kết đúng cách và chia sẻ link đến nhiều khách hàng để có tiền hoa hồng nha.

3. Cách đăng ký làm Affiliate Marketing và sao chép liên kết kiếm tiền trên TikTok

Để bạn hiểu rõ hơn, mình sẽ chia sẻ cách đăng ký làm Affiliate Marketing và sao chép liên kết kiếm tiền trên TikTok từng bước cụ thể để bạn dễ làm theo!. Bạn làm theo thứ tự mình chia sẻ trong loạt ảnh dưới này nhé!

sao chép liên kết kiếm tiền trên TikTok 1

Đây là các bước từ A đến Z để một người mới xây kênh đăng ký làm tiếp thị liên kết và kiếm tiền bằng sao chép liên kết. Chúc bạn làm thành công nha!

https://www.tiktok.com/@duongtrungoanh/photo/7507116128401984786

Xem thêm những chia sẻ về cách kiếm tiền tại nhà từ nghề viết của mình tại:

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!

Trung Oanh

 

Chào cả nhà, mình là Trung Oanh ở nông thôn Đồng Tháp

Cột mốc phát triển của em bé 6 tháng tuổi và cách mẹ bỉm xử lý khủng hoảng

6 tháng tuổi – nửa năm đầu tiên khép lại cũng là lúc hành trình làm mẹ bước sang một chương mới.

Với mình, cột mốc này vừa là dấu ấn ngọt ngào, vừa là một chặng đường thử thách. Bé bắt đầu biết nhiều hơn, đòi hỏi nhiều hơn – và mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý vựng vàng hơn.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ:

  • Các cột mốc phát triển quan trọng của bé 6 tháng;
  • Dấu hiệu và cách xử lý nếu bé bước vào “khủng hoảng”;
  • Và những lời thì thầm nhỏ dành cho mẹ bỉm đang đồng hành cùng con.

1. Những cột mốc phát triển nổi bật của bé 6 tháng tuổi

Không phải tự nhiên mà người ta nói “6 tháng là bước chuyển lớn đầu tiên của bé”. Ở giai đoạn này, các kỹ năng vận động, nhận thức, và cảm xúc của bé có những thay đổi rất lớn đáng chú ý.

Về nhận thức:

  • Bé bắt đầu nhận ra người lạ và có thể tỏ ra e dè nếu ai đó không quen đến gần;
  • Bé tò mò, quan sát kỹ hơn các vật xung quanh;
  • Thích được khám phá bằng cách cho mọi thứ vào miệng (giai đoạn này cực kỳ quan trọng với việc học cảm giác).

Về vận động:

  • Nhiều bé có thể lật thành thạo, một số bé bắt đầu trườn;
  • Bé có thể ngồi được trong thời gian ngắn nếu có người hỗ trợ. Bé nhà mình có thể ngồi chơi say mê liên tục trong khoảng 15 phút rồi nằm ra nghỉ mệt.
  • Bắt đầu vươn tay lấy đồ vật chính xác hơn.

Về giao tiếp:

  • Bé phát âm nhiều hơn, có thể tạo ra những âm thanh giống như đang “nói chuyện”. Thi thoảng bạn sẽ thấy bé còn tự tập e a nói một mình.
  • Bé phản ứng với tên gọi, âm nhạc, giọng quen thuộc;
  • Đây là lúc mẹ cần quan sát kỹ hơn phản ứng của con với từng loại thực phẩm.

2. Bé 6 tháng và “giai đoạn khủng hoảng đầu tiên”

Nghe chữ “khủng hoảng” là thấy nặng nè rồi. Nhưng thật ra với em bé 6 tháng, đây chỉ là một bước phát triển mạnh mẽ về trí não và cảm xúc, dẫn đến những thay đổi đột ngột mà mẹ có thể bất ngờ.

Dấu hiệu bé 6 tháng đang bước vào “giai đoạn khủng hoảng”:

  • Quấy khóc bất thường, bám mẹ cả ngày (trong khi trước đó bé vui vẻ hơn);
  • Tự nhiên khó ngủ, giật mình ban đêm, ngủ ngắn hơn;
  • Ăn bút ít đi, mất hứng thú với đồ ăn dặm hoặc bú mẹ;
  • Sợ người lạ nhiều hơn, dễ cáu gắt, dễ khóc to khi bị “tách mẹ”.

Nếu bé đang có những biểu hiện này, đừng vội lo lắng hay nghĩ con bị bệnh. Có thể đây chỉ là một bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện trí não.

Mẹ cần làm gì khi bé 6 tháng “bỗng dưng khó nuôi”?

1/ Ôm ấp và vỗ về bé nhiều hơn

Đây là lúc bé cần cảm thấy an toàn. Bé cần da kề da, cần giọng nói quen thuộc và ánh mắt của mẹ chính là “thuốc an thần” tự nhiên.

2/ Giữ nếp sinh hoạt linh hoạt nhưng nhất quán

Hãy giữ giờ ăn, giờ ngủ tương đối ổn định – nhưng nếu bé cần ngủ thêm hoặc bú nhiều hơn, mẹ cũng đừng cứng nhắc quá nhé.

3/ Cho bé cảm giác “được kiểm soát”

Bé 6 tháng rất thích cảm giác “tự mình làm”. Bạn hãy để con chạm vào đồ vật, lật mình, với tay lấy đồ – giúp con cảm thấy tự tin hơn.

4/ Kiên nhẫn và tự nhủ: đây chỉ là giai đoạn

Giai đoạn này thường kéo dài 1-2 tuần. Sau đó bé sẽ trở lại “phiên bản vui vẻ” như mẹ vẫn biết, thậm chí còn khéo léo hơn.

Bé 6 tháng – mẹ 6 tháng – cùng nhau trưởng thành
Bé 6 tháng – mẹ 6 tháng – cùng nhau trưởng thành

3. Tâm sự của mẹ bỉm: “Con lớn lên – mình cũng đang lớn lên”

Nhìn bé Rồng mình tròn 6 tháng ngủ ngoan trong vòng tay lòng mình lại trỗi dậy bao cảm xúc khó tả. Vậy là nửa năm đã trôi qua, từ ngày ôm con đỏ hỏn trong bệnh viện. Nửa năm mình chưa được ngủ yên giấc một đêm nào nhưng chưa từng cảm thấy bất hạnh. Nhìn con lớn lên từng ngày, cảm giác thật hạnh phúc biết bao.

Khi con hơn 3 tháng, con biết lật, mẹ đã rơi giọt nước mắt tự hào. Rồi mỗi ngày, con mỗi lớn, mẹ cũng được lớn lên mỗi ngày cũng con.

Mỗi ngày đồng hành cùng con – là một bài học lớn. Và mình tin – bạn cũng đang học rất tốt.

Bé 6 tháng – mẹ 6 tháng – cùng nhau trưởng thành

Nếu bạn cũng như mình, đang làm mẹ của một em bé 6 tháng tuổi, mình muốn nhắn:

Bạn không một mình.

Mỗi ngày bạn đang nỗ lực để hiểu con, để yêu con, và để yêu chính mình trong hành trình này. Cột mốc 6 tháng chỉ là bước khởi đầu cho rất nhiều điều tuyệt vời phía trước.

Hãy giữ lại những khoảnh khắc này – bằng ảnh, bằng video, hoặc bằng vài dòng nhật ký. Rồi một ngày bạn sẽ quay lại đọc, và mỉm cười:

Mình và con đã lớn lên cũng nhau như thế đó.

Bạn có bé 6 tháng tuổi không? Bé nhà bạn đang trong giai đoạn gì rồi?

Hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ bài viết này đến những mẹ bỉm khác – biết đâu lại đúng lúc ai đó cần!

Đừng quên theo dõi website để xem thêm các bài viết về nuôi con, học tập, phát triển bản thân và kiếm tiền tại nhà cho mẹ bỉm nhé!

Kết nối cùng mình tại:

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!

Trung Oanh

Làm Affiliate Marketing nếu kiên trì.

Mẹ bỉm học làm Affiliate Marketing từ con số 0 – Bắt đầu sao cho đúng?

Chào bạn, mình là một mẹ bỉm miền Tây đang ở nhà chăm con nhỏ 6 tháng tuổi. Trước đây, mình là phóng viên hơn 10 năm trong lĩnh vực báo chí chuyên nghiệp. Bây giờ, mình bắt đầu lại hành trình mới mang tên: “Hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân” với mục tiêu kiếm 1.000 đô mỗi tháng từ internet.

Sau thời gian tìm hiểu, mình nhận ra làm Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là một trong những cách kiếm tiền online phù hợp nhất với mẹ bỉm – đặc biệt là những người không có sản phẩm, không cần vốn lớn, chỉ cần một chiếc điện thoại và kỹ năng kể chuyện.

Và mình quyết định học làm affiliate marketing nghiêm túc, từ con số 0.

1. Affiliate Marketing là gì và vì sao mẹ bỉm nên học làm affiliate marketing

Làm Affiliate Marketing là hình thức giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của người khác thông qua một đường link riêng. Khi có người mua hàng hoặc đăng ký qua link đó, bạn nhận được hoa hồng.

Bạn không cần ôm hàng, không cần ship, không cần chăm khách. Việc của bạn là chia sẻ đúng sản phẩm – đến đúng người – bằng nội dung giá trị.

Mẹ bỉm như mình thường không có nhiều thời gian, nhưng có sự kiên trì, kinh nghiệm sống và khả năng kết nối cảm xúc rất thật – đây là nền tảng lý tưởng để làm affiliate marketing qua content.

Vì sao mẹ bỉm nên học làm Affiliate Marketing?

  • Không cần vốn: Chỉ cần điện thoại, mạng và tài khoản mạng xã hội;
  • Linh hoạt thời gian: Có thể làm lúc con ngủ, tranh thủ 1-2 tiếng mỗi ngày;
  • Tận dụng hành trình thật: Là mẹ bỉm, bạn chia sẻ sản phẩm mẹ & bé, khoá học online, đồ gia dụng,… rất tự nhiên.
  • Tiềm năng tăng thu nhập: Không giới hạn mức kiếm tiền nếu làm đúng cách.

2. Mình học làm Affiliate Marketing như thế nào khi chưa biết gì?

Khi bắt đầu, mình không biết nên chọn nền tảng nào, sản phẩm nào, cách làm nội dung ra sao. Nhưng mình không nhảy vào quảng bá ngay. Mình dành thời gian học tư duy trước – rồi mới học kỹ thuật.

Affiliate Marketing là xu hướng mua hàng trong tương lai
Affiliate Marketing là xu hướng mua hàng trong tương lai

Giai đoạn 1: Học hiểu tư duy kiếm tiền khi làm Affiliate Marketing

Mình dành 01 tuần chỉ để xem video, đọc các bài viết, nghe podcast của các anh, chị đi trước. Và đây là những điều mình nhận ra:

  • Đừng bán sản phẩm – hãy chia sẻ trải nghiệm;
  • Làm Affiliate Marketing không phải “rải link”, mà là xây niềm tin;
  • Content là yếu tố sống còn – nếu không có nội dung tốt, không ai mua qua link.

Mình ghi lại từng gạch đầu dòng để bắt đầu kế hoạch content riêng theo 04 tuyến: Kiếm tiền – Học tập – Nuôi còn – Tận hưởng. Mỗi chủ đề đều có thể gài affiliate khéo léo.

Ví dụ:

  • Nói về nuôi con: review máy hâm sữa, tã bỉm, sách nuôi con,…
  • Nói về học tập: chia sẻ khoá học tiếng Trung online (có link giới thiệu), giới thiệu khoá học làm Affiliate Marketing uy tín từng học,…
  • Nói về kiếm tiền: chia sẻ cách kiếm tiền từ intetnet (chia sẻ khoá học kiếm tiền, trang bị để thực hành kiếm tiền,…)
  • Nói về thư giãn: chia sẻ trải nghiệm du lịch, giới thiệu app đặt vé,…

Giai đoạn 2: Chọn nền tảng phù hợp – mình chọn TikTok và YouTube

Mình xác định rõ:

  • TikTok là nơi thu hút lượt xem nhanh, tạo sự quan tâm ban đầu;
  • YouTube là nơi xây dựng nội dung dài, niềm tin mạnh, tạo thu nhập bền vững, lâu dài.

Mỗi nền tảng có cách tiếp cận khác nhau:

  • TikTok: video 30s – 1 phút, bắt trend, kể chuyện cảm xúc;
  • YouTube: Video 5 – 10 phút, chia sẻ hành trình rõ ràng hơn;
  • Facebook & Instagram: Viết bài sâu, chia sẻ mẹo kèm link;
  • Website: Bài viết chuẩn SEO (như bài bạn đang đọc đây) giúp tăng lượt tìm kiếm trên Google và niềm tin.

Giai đoạn 3: Thử từng nền tảng khi làm Affiliate Marketing

Thời điểm hiện tại, mình ưu tiên:

  • TikTok: nền tảng có nhiều người dùng, nội dung dễ được đề xuất nếu hay, bắt trend,…
  • YouTube: nền tảng uy tín lâu dài, tính bền vững cao.

Mỗi nền tảng mình đều thử tạo tài khoản, đọc kỹ hướng dẫn, chọn sản phẩm mình từng dùng hoặc tin tưởng để làm Affiliate Marketing – vì mình nghĩ làm content có tâm sẽ lâu bền hơn.

3. Làm content Affiliate Marketing cần kiên trì và chiến lược

Mỗi ngày, mình dành ra 1 – 2 giờ để làm nội dung và thử nghiệm. Công việc gồm:

  • Viết kịch bản video: Đặt câu hỏi – nêu vấn đề – chia sẻ trải nghiệm – kêu gọi hành động;
  • Quay và edit video: Sử dụng CapCut (mình đang tự học mỗi tuần);
  • Viết caption & chèn link: Mỗi nền tảng một kiểu, nhưng luôn giữ giọng kể thật, không bán hàng lộ liễu;
  • Theo dõi chỉ số: Xem video nào có lượt click nhiều, cải tiến dần.

Mình không quảng bá khéo như influencer chuyên nghiệp, nhưng mình làm thật – sống thật – chia sẻ thật. Và khán giả cảm nhận được điều đó.

Quan trọng nhất: mình không nóng vội.

Bởi mình hiểu làm Affiliate Marketing là một cuộc chơi dài hạn. Hôm nay bạn chia sẻ chưa có ai mua. Nhưng một tháng, hai tháng, khi bạn có nhiều nội dung hơn, khán giả sẽ tin tưởng hơn. Và lúc đó, thu nhập sẽ tự đến.

Làm Affiliate Marketing là một cuộc chơi dài hạn
Làm Affiliate Marketing là một cuộc chơi dài hạn

4. Mẹ bỉm có thể học và làm Affiliate Marketing – chỉ cần đi từng bước

Mình không giỏi công nghệ. Và như bạn thấy, mình không xinh đẹp, không có ekip, không có studio riêng. Nhưng mình có:

  • Một chiếc điện thoại có camera đủ dùng;
  • Một câu chuyện thật và góc nhìn riêng;
  • Một đứa con nhỏ làm bạn đồng hành;
  • Một trái tim kiên trì và mục tiêu rõ ràng.

Làm Affiliate Marketing không phải con đường làm giàu nhanh. Nhưng là con đường mẹ bỉm như mình có thể đi được, nếu kiên trì.

Mỗi ngày, mình học thêm 1 kỹ năng, làm thêm 1 video, viết thêm 1 bài. Mỗi tháng, mình kiểm tra thu nhập và cải thiện nội dung. Và mình tin – nếu mình làm được, bạn cũng làm được.

Ngày mai, mình sẽ chia sẻ tuyến nội dung “mẹ bỉm nuôi con” với chủ đề “Em bé 06 tháng tuổi thì tiêm những loại vaccine gì?”, nếu bạn quan tâm thì đứng quên ghé website mình đọc nhé!

Kết nối cùng mình tại:

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!

Trung Oanh

Tư duy làm content kiếm tiền

Tư duy làm content kiếm tiền – Từ phóng viên thành creator

Chào bạn, mình hiện là một mẹ bỉm sữa miền Tây. Trước đây, mình từng có kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực báo chí. Giờ đây mình ở nhà chăm con toàn thời gian và bắt đầu lại từ con số 0 với thử thách 1.000 ngày phát triển bản thân. Kèm theo đó là mục tiêu có thể kiếm 1.000 đô mỗi tháng, hoàn toàn tại nhà.

Trên hành trình đó, bước đầu mình chọn làm content creator – người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội – như một hướng đi chính. Điều đặc biệt là: Mình không bắt đầu từ con số 0 hoàn toàn, vì tư duy báo chí chính là “vũ khí bí mật” mà mình mang theo.

Vậy từ một người viết bài cho báo giấy sang làm video trên TikTok, YouTube, viết blog,… có giống và khác điều gì? Làm content để kiếm tiền thì cần tư duy như thế nào? Hôm nay mình sẽ chia sẻ thật lòng – không văn vẻ, không màu mè.

1. Tư duy “người kể chuyện” khi làm content kiếm tiền

Khi còn làm phóng viên, mình từng viết nhiều bài phản ánh xã hội, từng phỏng vấn lạnh đạo tỉnh, công an, biên phòng, lính biển, người dân,… và cả những phạm nhân mang án chung thân. Tư duy báo chí khi đó là: chính xác, khách quan, đúng sự thật. Mình quen kể lại câu chuyện của người khác, viết bài phản ánh các vấn đề của xã hội.

Nhưng khi làm content creator, mình là nhân vật chính. Người xem không cần bạn phân tích quá hàn lâm. Họ muốn nghe một người thật – sống thật – kể chuyện thật. Vậy nên mình bắt đầu học lại cách “kể chuyện” một cách gần gũi hơn.

Ví dụ: Thay vì viết: “Ông A – lãnh đạo tỉnh B đã có buổi trò chuyện với phóng viên Báo Công an TP.HCM”, thì giờ mình nói “Tôi từng chạy deadline với sếp mỗi ngày ở trụ sở cơ quan, giờ chạy deadline với em bé 6 tháng tuổi ở quê”. Tức là cùng một thông tin, nhưng khi bỏ lớp áo trang trọng, người xem dễ cảm, dễ thương và dễ chia sẻ hơn.

Tư duy làm content kiếm tiền cho mẹ bỉm sữa
Tư duy làm content kiếm tiền cho mẹ bỉm sữa

2. Làm content kiếm tiền, phải trả lời được câu hỏi “Người xem được gì?”

Một lỗi phổ biến khi làm content kiếm tiền là chỉ nói về mình, chia sẻ trải nghiệm của mình, kể chuyện đời mình,… mà quên mất điều quan trọng: Khán giả không xem để “biết bạn là ai”, họ xem để “xem bạn giúp họ cái gì?”.

Khi còn viết báo, mình luôn đặt câu hỏi: “Bài viết này giúp người đọc điều gì?”, thì khi làm creator mình cũng vậy, thậm chí còn phải rõ hơn, chi tiết hơn.

Ví dụ:

  • Khi mình chia sẻ “3 lý do vì sao mẹ bỉm học tiếng Trung”, người xem sẽ hỏi: “Vậy tôi học theo kiểu nào được?”.
  • Khi mình kể “Tôi từng viết bài cho báo công an”, người xem sẽ hỏi: “Giờ tôi muốn viết bài kiếm tiền, bạn chỉ tôi được không?”.

Muốn kiếm tiền từ content, bạn cần xây dựng nội dung xoay quanh 3 điểm chính:

  • Giá trị người xem nhận được (giải trí, thông tin, cảm hứng, mẹo hữu ích,…)
  • Tính cá nhân hoá (chia sẻ hành trình thật của bạn – không giả tạo, không vay mượn)
  • Tính định hướng hành động (gợi ý họ “xem tiếp”, “thử làm”, “đăng ký học”, “mua sản phẩm”,…

Mình không cần quá giỏi, chỉ cần giúp người xem hơn mình 1 bước, họ sẽ quay lại xem tiếp.

@duongtrungoanh

Nội dung không khiến người xem cười, khóc, gật gù hoặc móc ví, thì nó đang làm phí thời gian của họ. Một lỗi phổ biến khi làm content kiếm tiền là chỉ nói về mình, chia sẻ trải nghiệm của mình, kể chuyện đời mình,… mà quên mất điều quan trọng: Khán giả không xem để “biết bạn là ai”, họ xem để “xem bạn giúp họ cái gì?”. Khi còn viết báo, mình luôn đặt câu hỏi: “Bài viết này giúp người đọc điều gì?”, thì khi làm người sáng tạo nội dung, mình cũng vậy, thậm chí còn phải rõ hơn, chi tiết hơn. Một content có giá trị thường xoay quanh 03 điểm chính: 1. Giá trị người xem nhận được (giải trí, thông tin, cảm hứng, mẹo hữu ích,…) 2. Tính cá nhân hoá (chia sẻ hành trình thật của bạn – không giả tạo, không vay mượn) 3. Tính định hướng hành động (gợi ý họ “xem tiếp”, “thử làm”, “đăng ký học”, “mua sản phẩm”,… Thực tế, không phải cứ giỏi viết là sẽ làm content tốt. Không phải cứ đăng video là sẽ kiếm được tiền. Nhưng nếu bạn hiểu rõ: • Bạn là ai, bạn có gì? • Người xem đang cần gì? • Mạng xã hội đang vận hành theo hướng nào? Lúc đó, bạn mới tạo ra nội dung có giá trị, bền vững và có thể kiếm tiền lâu dài. Mỗi người có một “tài nguyên riêng” để bắt đầu làm content kiếm tiền. Với mình, vốn liếng gần 15 năm làm báo chính là tài sản quý giá. Mình dùng lại toàn bộ những gì đã học – chỉ khác là bây giờ “khán giả” ở trên mạng xã hội chứ không còn trên mặt báo. #duongtrungoanh #mebimxaykenh #mebimkiemtienonline #1000ngayphattrienbanthan #contentcreator #xuhuong

♬ nhạc nền – Oanh bỉm sữa – Oanh bỉm sữa

3. Biến kỹ năng làm báo thành công cụ tạo nội dung đa nền tảng

Mỗi người có một “tài nguyên riêng” để bắt đầu làm content kiếm tiền. Với mình, vốn liếng hơn 10 năm làm báo chính là tài sản quý giá. Mình dùng lại toàn bộ những gì đã học – chỉ khác là bây giờ “khán giả” ở trên mạng xã hội chứ không còn trên mặt báo.

Dưới đây là cách mình chuyển đổi kỹ năng từ “phóng viên” sang “content creator”

Kỹ năng báo chí cũ Ứng dụng mới trong làm content
Bám sát tin tức, sự kiện,… Theo dõi trend, xu hướng,…
Viết ngắn gọn, trung thực, khách quan, không đưa cái tôi mình vào bài viết Có quan điểm cá nhân, chạm cảm xúc người xem
Viết bài có cấu trúc (tin tức phải trả lời đủ câu hỏi trong 5W1H, bài thì có mở, thân, kết); nội dung trong bài chính xác, đầy đủ. Tuỳ theo nền tảng mạng xã hội mà viết theo dạng bài khác nhau (TikTok, YouTube, Facebook,…); viết rõ ràng, hấp dẫn, cho người xem thấy lợi ích trong bài viết.
Kỹ năng phỏng vấn Kỹ năng tự nói trước camera; tái dựng tình huống, đối thoại,…

Ví dụ:

  • Khi làm video TikTok về học tiếng Trung, mình dùng kỹ năng viết tít để đặt tiêu đề gây chú ý như: “6 tháng ở nhà bỉm sữa, học tiếng Trung được gì?”; hoặc “Chỉ có 30 phút mỗi ngày, mẹ bỉm học tiếng Trung kiểu gì?”.
  • Khi viết blog, mình nhớ cấu trúc bài báo: mở – thân – kết, luôn có phần tóm gọn giá trị để giữ chân người đọc.
  • Khi làm Youtube, mình dùng giọng kể “truyền hình hoá” một chút, tạo cảm giác tin tưởng.

Tức là mình không bắt đầu lại từ đầu, mà tận dụng tối đa cái đã có.

Tư duy báo chí giúp mình làm content kiếm tiền thuận lợi hơn
Tư duy báo chí giúp mình làm content kiếm tiền thuận lợi hơn

4. Làm content kiếm tiền là hành trình – không phải là chiêu trò

Không phải cứ giỏi viết là sẽ làm content tốt. Không phải cứ đăng video là sẽ kiếm được tiền. Nhưng nếu bạn hiểu rõ:

  • Bạn là ai, bạn có gì?
  • Người xem đang cần gì?
  • Mạng xã hội đang vận hành theo hướng nào?

Thì bạn sẽ tạo ra nội dung có giá trị, bền vững và có thể kiếm tiền lâu dài.

Với mình, creator không chỉ là nghề, nó là cơ hội thứ hai để mình quay lại đường đua – dù hiện tại chỉ đang ở nhà thay tã, ru con, nấu cháo, lau nhà,…

Từ một phóng viên, mình bắt đầu hành trình xây lại chính mình qua từng dòng caption, từng video dở hơi, từng bài viết từ trái tim. Và mình tin bạn cũng làm được – nếu bạn bắt đầu, từng bước một, như mình đang làm.

Ngày mai, mình sẽ viết tiếp tuyến nội dung mẹ bỉm học tập, với chủ đề “Cách tạo kênh TikTok chuẩn bán hàng cho mẹ bỉm”. Bạn nhớ ghé website mình đọc tiếp nhé!

Kết nối cùng mình tại:

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo nhé!

Trung Oanh

mẹ bỉm học tiếng Trung

3 lý do vì sao mẹ bỉm học tiếng Trung

Chào bạn, mình là một mẹ bỉm sữa miền Tây, hiện đang sống ở nông thôn và chăm con toàn thời gian. Đây là ngày thứ 2 trong hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân – một thử thách mình tự đặt ra với mục tiêu cuối cùng là có thể kiếm được 1.000 đô mỗi tháng từ con số 0, ngay tại nhà, giữa những ngày chăm con đầy bỉm sữa và tiếng khóc.

Và một trong những bước đầu tiên mình chọn để phát triển bản thân chính là mẹ bỉm học tiếng Trung.

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao lại là tiếng Trung mà không phải là một ngôn ngữ khác? Ví dụ tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến hơn? Hay tại sao lại bắt đầu học ngoại ngử khi đang loay hoay với tã, sữa và thiếu ngủ?

Thì mời bạn đọc bài viết 3 LÝ DO VÌ SAO MẸ BỈM HỌC TIẾNG TRUNG dưới đây nhé!

1. Tiếng Trung là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe nói Tiếng Trung là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất. Đó là sự thật đấy ạ! Bởi lẽ, nếu tính theo tổng số người nói (bao gồm người bản xứ và người nói như ngôn ngữ thứ 2) thì tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất.

Hiện có khoảng 1,5 tỷ người nói trên toàn cầu. Đây là ngôn ngữ phổ biến trong kinh doanh, giáo dục, du lịch và truyền thông quốc tế. Khoảng 25% trong số này là người bản xứ, còn lại học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai.

Trong đó, hiện có khoảng 941 triệu đến 1,3 tỷ người bản xứ nói tiếng Quan Thoại (tiếng Trung Quốc). Phần lớn họ sống ở Trung Quốc.

3 lý do vì sao mẹ bỉm học tiếng Trung
3 lý do vì sao mẹ bỉm học tiếng Trung

Chính vì vậy, nếu tính tổng số người sử dụng thì tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất. Nhưng nếu tính số người bản xứ nói thì tiếng Trung là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất.

2. Trung Quốc có đường biên giới giáp với Việt Nam chúng mình

Theo thông tin trên trang Biên phòng Việt Nam thì đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài 1449,566 km. Trong đó, có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa 07 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.

Đọc đến đây chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao Lào, Campuchia cũng giáp Việt Nam mà mình không học, lại chọn Trung Quốc nhỉ? Như mình đã nói ở trên đó, vì tiếng Trung là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất đấy ạ!

Một ngôn ngữ có nhiều người nói nhất lại là “hàng xóm” của mình thì việc mẹ bỉm như mình học tiếng Trung nhất định sẽ mở ra nhiều cơ hội trong tương lai. Bên cạnh đó, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn toàn cầu, với sức ảnh hưởng mạnh mẹ trong nhiều lĩnh vực: thương mại, sản xuất, công nghệ, giải trí,…

Từ việc có thể hiểu hơn về khu vực và thế giới, nếu sử dụng tiếng Trung thành thạo thì chúng ta cũng có nhiều cơ hội việc làm hơn. Chỉ riêng mảng affiliate marketing, hàng Trung Quốc (trên các nền tảng như: TikTok Shop, Shopee, Taobao,…) cũng đang chiếm thị phần lớn.

Nếu biết tiếng Trung, chúng ta có thể:

  • Hiểu rõ sản phẩm, mô tả, thông tin kỹ thuật;
  • Tìm được nguồn hàng gốc với giá rẻ hơn;
  • Tự dịch và biên tập nội dung hấp dẫn hơn cho người Việt xem;
  • Thậm chí là làm review song ngữ, tiếp cận luôn cả người Trung xem;…

Từ đó, chúng ta có thể tăng uy tín – tăng đơn – tăng thu nhập.

Học tiếng Trung có thể mở ra nhiều cơ hội trong tương lai
Học tiếng Trung có thể mở ra nhiều cơ hội trong tương lai

3. Mẹ bỉm học tiếng Trung – rèn kỷ luật và duy trì sự phát triển mỗi ngày

Những mẹ bỉm ở nhà chăm con nhất định sẽ hiểu sâu sắc cảm giác bị tụt lại phía sau xã hội. Ngày nào cũng quanh quẩn trong bốn bức tường dễ khiến tâm trạng chùng xuống, cảm thấy lạc lõng và vô định.

Trước đây, mình từng là một phóng viên; từng đi công tác khắp nơi; từng có cơ hội gặp gỡ cả lãnh đạo lẫn người lao động; từng viết hàng ngàn bài báo; từng tổ chức rất nhiều chương trình thiện nguyện,… Nhưng từ ngày ở nhà, đôi khi mình chẳng biết bản thân đang sống vì điều gì ngoài con.

Chính vì vậy, mình chọn học tiếng Trung như một cách để vực dậy tinh thần, rèn lại sự kỷ luật và tạo ra cảm giác “mỗi ngày đều tiến bộ một chút”. Thời gian học không nhiều, có thể từ 30 phút đến một tiếng mỗi ngày, tranh thủ mọi lúc. Nhưng với một mẹ bỉm nông thôn, duy trì đều đặn lịch học mỗi ngày đã là một chiến thắng.

Mẹ bỉm học tiếng Trung có thể rèn luyện kỷ luật và nâng cao giá trị
Mẹ bỉm học tiếng Trung có thể rèn luyện kỷ luật và nâng cao giá trị

Mỗi lần viết được một nét chữ Hán, nhớ được một từ mới, nghe hiểu được một câu đơn giản… là một lần mình cảm thấy mình đang sống, đang trưởng thành, đang tiến về phía trước – dù là từng chút một.

Không phải cứ bỉm sữa là bất lực

Mình biết, học một ngoại ngữ mới, nhất là khi đang bận rộn làm mẹ, không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng mình cũng biết, nếu không bắt đầu thì sẽ mãi giậm chân tại chỗ.

Mỗi người sẽ có cách bắt đầu khác nhau. Mình chọn bắt đầu bằng tiếng Trung – không phải vì nó dễ, mà vì mình tin nó sẽ dẫn mình đến gần hơn với cuộc sống tự chủ mà mình mong muốn. Và nếu bạn đang lưỡng lự, hãy cứ thử bắt đầu. Không cần nhanh. Nhưng nhất định phải kiên trì.

Trong hành trình này, vào thứ ba mỗi tuần, mình sẽ chia sẻ cách mình học tiếng Trugn tại nhà, không tốn tiền học phí với một chiếc điện thoại, hoặc máy tính. Nếu bạn là mẹ bỉm học tiếng Trung như mình, thì hãy kết nối chuyên mục “Mẹ bỉm học tập” để chúng ta cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau nhé.

Bạn có thể xem thêm chuỗi video “Hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân” của mình tại:

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!

Trung Oanh

 

Scroll to Top