Cột mốc phát triển của em bé 6 tháng tuổi và cách mẹ bỉm xử lý khủng hoảng
6 tháng tuổi – nửa năm đầu tiên khép lại cũng là lúc hành trình làm mẹ bước sang một chương mới.
Với mình, cột mốc này vừa là dấu ấn ngọt ngào, vừa là một chặng đường thử thách. Bé bắt đầu biết nhiều hơn, đòi hỏi nhiều hơn – và mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý vựng vàng hơn.
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ:
- Các cột mốc phát triển quan trọng của bé 6 tháng;
- Dấu hiệu và cách xử lý nếu bé bước vào “khủng hoảng”;
- Và những lời thì thầm nhỏ dành cho mẹ bỉm đang đồng hành cùng con.
1. Những cột mốc phát triển nổi bật của bé 6 tháng tuổi
Không phải tự nhiên mà người ta nói “6 tháng là bước chuyển lớn đầu tiên của bé”. Ở giai đoạn này, các kỹ năng vận động, nhận thức, và cảm xúc của bé có những thay đổi rất lớn đáng chú ý.
Về nhận thức:
- Bé bắt đầu nhận ra người lạ và có thể tỏ ra e dè nếu ai đó không quen đến gần;
- Bé tò mò, quan sát kỹ hơn các vật xung quanh;
- Thích được khám phá bằng cách cho mọi thứ vào miệng (giai đoạn này cực kỳ quan trọng với việc học cảm giác).
Về vận động:
- Nhiều bé có thể lật thành thạo, một số bé bắt đầu trườn;
- Bé có thể ngồi được trong thời gian ngắn nếu có người hỗ trợ. Bé nhà mình có thể ngồi chơi say mê liên tục trong khoảng 15 phút rồi nằm ra nghỉ mệt.
- Bắt đầu vươn tay lấy đồ vật chính xác hơn.
Về giao tiếp:
- Bé phát âm nhiều hơn, có thể tạo ra những âm thanh giống như đang “nói chuyện”. Thi thoảng bạn sẽ thấy bé còn tự tập e a nói một mình.
- Bé phản ứng với tên gọi, âm nhạc, giọng quen thuộc;
- Đây là lúc mẹ cần quan sát kỹ hơn phản ứng của con với từng loại thực phẩm.
2. Bé 6 tháng và “giai đoạn khủng hoảng đầu tiên”
Nghe chữ “khủng hoảng” là thấy nặng nè rồi. Nhưng thật ra với em bé 6 tháng, đây chỉ là một bước phát triển mạnh mẽ về trí não và cảm xúc, dẫn đến những thay đổi đột ngột mà mẹ có thể bất ngờ.
Dấu hiệu bé 6 tháng đang bước vào “giai đoạn khủng hoảng”:
- Quấy khóc bất thường, bám mẹ cả ngày (trong khi trước đó bé vui vẻ hơn);
- Tự nhiên khó ngủ, giật mình ban đêm, ngủ ngắn hơn;
- Ăn bút ít đi, mất hứng thú với đồ ăn dặm hoặc bú mẹ;
- Sợ người lạ nhiều hơn, dễ cáu gắt, dễ khóc to khi bị “tách mẹ”.
Nếu bé đang có những biểu hiện này, đừng vội lo lắng hay nghĩ con bị bệnh. Có thể đây chỉ là một bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện trí não.
Mẹ cần làm gì khi bé 6 tháng “bỗng dưng khó nuôi”?
1/ Ôm ấp và vỗ về bé nhiều hơn
Đây là lúc bé cần cảm thấy an toàn. Bé cần da kề da, cần giọng nói quen thuộc và ánh mắt của mẹ chính là “thuốc an thần” tự nhiên.
2/ Giữ nếp sinh hoạt linh hoạt nhưng nhất quán
Hãy giữ giờ ăn, giờ ngủ tương đối ổn định – nhưng nếu bé cần ngủ thêm hoặc bú nhiều hơn, mẹ cũng đừng cứng nhắc quá nhé.
3/ Cho bé cảm giác “được kiểm soát”
Bé 6 tháng rất thích cảm giác “tự mình làm”. Bạn hãy để con chạm vào đồ vật, lật mình, với tay lấy đồ – giúp con cảm thấy tự tin hơn.
4/ Kiên nhẫn và tự nhủ: đây chỉ là giai đoạn
Giai đoạn này thường kéo dài 1-2 tuần. Sau đó bé sẽ trở lại “phiên bản vui vẻ” như mẹ vẫn biết, thậm chí còn khéo léo hơn.

3. Tâm sự của mẹ bỉm: “Con lớn lên – mình cũng đang lớn lên”
Nhìn bé Rồng mình tròn 6 tháng ngủ ngoan trong vòng tay lòng mình lại trỗi dậy bao cảm xúc khó tả. Vậy là nửa năm đã trôi qua, từ ngày ôm con đỏ hỏn trong bệnh viện. Nửa năm mình chưa được ngủ yên giấc một đêm nào nhưng chưa từng cảm thấy bất hạnh. Nhìn con lớn lên từng ngày, cảm giác thật hạnh phúc biết bao.
Khi con hơn 3 tháng, con biết lật, mẹ đã rơi giọt nước mắt tự hào. Rồi mỗi ngày, con mỗi lớn, mẹ cũng được lớn lên mỗi ngày cũng con.
Mỗi ngày đồng hành cùng con – là một bài học lớn. Và mình tin – bạn cũng đang học rất tốt.
Bé 6 tháng – mẹ 6 tháng – cùng nhau trưởng thành
Nếu bạn cũng như mình, đang làm mẹ của một em bé 6 tháng tuổi, mình muốn nhắn:
Bạn không một mình.
Mỗi ngày bạn đang nỗ lực để hiểu con, để yêu con, và để yêu chính mình trong hành trình này. Cột mốc 6 tháng chỉ là bước khởi đầu cho rất nhiều điều tuyệt vời phía trước.
Hãy giữ lại những khoảnh khắc này – bằng ảnh, bằng video, hoặc bằng vài dòng nhật ký. Rồi một ngày bạn sẽ quay lại đọc, và mỉm cười:
Mình và con đã lớn lên cũng nhau như thế đó.
Bạn có bé 6 tháng tuổi không? Bé nhà bạn đang trong giai đoạn gì rồi?
Hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ bài viết này đến những mẹ bỉm khác – biết đâu lại đúng lúc ai đó cần!
Đừng quên theo dõi website để xem thêm các bài viết về nuôi con, học tập, phát triển bản thân và kiếm tiền tại nhà cho mẹ bỉm nhé!
Kết nối cùng mình tại:
- TikTok: @duongtrungoanh
- YouTube: Trung Oanh – Mẹ bỉm miền Tây
- Facebook: Dương Trung Oanh
- Instagram: Dương Trung Oanh
- Website: https://duongtrungoanh.com
Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!
Trung Oanh