Tận Hưởng

Những phong cách sống hay

Viết thư gửi mình của những năm đôi mươi

Viết thư gửi chính mình của những năm đôi mươi

Viết thư gửi chính mình là một trong những cách giúp bạn nhìn lại hành trình đã qua. Đồng thời, tự chiêm nghiệm lại hành trình của mình để vững tin hơn trong tương lai.

“Nếu được quay lại tuổi đôi mươi, bạn sẽ làm gì khác đi?”

Câu hỏi ấy có thể đã từng ghé ngang đâu đó trong đầu bạn. Với mình – một mẹ bỉm nông thôn, đã bước sang tuổi 35, câu trả lời không nằm ở tiếc nuối mà là sự biết ơn.

Biết ơn vì mình của những năm đôi mươi đã chọn sống hết mình – dù là trong mệt mỏi, bấp bênh hay đam mê rực lửa.

Hôm nay, trong một buổi trưa khi con đang say giấc nồng, mình ngồi viết thư gửi chính mình của tuổi đôi mươi như một lời thì thầm: “cảm ơn và xin lỗi…”

Mình ơi, cảm ơn vì đã không từ bỏ

Tuổi đôi mươi của mình bắt đầu bằng những ngày rong ruổi làm báo. Những chuyến xe đêm, nhưng lần lao vào hiện trường mà không kịp ăn tròn bữa, nhưng bản tin viết xuyên đêm.

Mỗi tháng nhận lương chẳng bao nhiêu nhưng trái tim thì rực rỡ với lý tưởng làm nghề.

Có những hôm vừa viết xong bài, gửi email về toà soạn thì mới nhớ ra cả ngày vẫn chưa ăn gì thì nắng chiều đã rọi chang chang vào mặt. Mình khi ấy chỉ mới 22 tuổi, và mình hiểu nếu “chọn làm điều đúng thì không dễ”.

Cảm ơn vì đã không chọn dễ dàng.

Cảm ơn vì đã sống một tuổi trẻ đầy trải nghiệm, dù chẳng đủ tiền để mua bộ váy đẹp, nhưng có đủ ký ức để viết cả một cuốn hồi kỳ thanh xuân.

dương trung oanh nhận khen thưởng tại Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh

Mình ơi, xin lỗi vì đã quá nghiêm khắc

Mình của những năm ấy luôn đặt ra thật nhiều tiêu chuẩn: phải giỏi, phải nhanh, phải làm tốt hơn người khác. Vì mình nghĩ rằng, chỉ cần cố thêm chút nữa là sẽ tới thành công, được mọi người công nhận.

Và, mình cũng đã đạt được điều mình mong ước. Thế nhưng, có ai sống vui khi phải cố gồng gánh đâu?

Xin lỗi vì đã cố mỉm cười khi mình muốn khóc.

Xin lỗi vì những lúc kiệt sức nhưng không dám nói lời từ bỏ.

Xin lỗi vì đã không biết yêu bản thân đúng cách.

Giá mà lúc ấy mình biết: chậm lại một chút không phải là thất bại. Giá mà mình biết cách yêu bản thân để không tự xót xa lấy chính mình. Giá mà mình có thể nhắn nhủ: “Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi, hãy cứ nhẹ lòng…:

Mình ơi, mình đã làm rất tốt rồi đó!

Giờ đây, mình đang là mẹ của một thiên thần nhỏ, sống tại một vùng quê yên bình. Từ bỏ công việc từng là giấc mơ để lui về chăm con – có lúc tưởng như là bước lùi, nhưng thật ra lại là bước ngoặt.

Vì chính nhờ những năm tháng không ngừng nỗ lực đó, mà giờ đây mình đủ bản lĩnh để chọn lại đường đi. Chọn bắt đầu Thử thách 1.000 ngày phát triển bản thân, chọ. Học cái mới, kiếm tiền online, quay lại hành trình viết làch – không vì tiền bạc hay deadline, mà vì được sống đúng với mình.

Mình ơi, mình đã làm rất tốt rồi.

Và nếu ngày nào đó có cảm thấy mỏi mệt, hãy nhớ rằng: Mình đã từng vuọt qua nhiều thứ còn khó hơn thế này nhiều.

dương trung oanh phỏng vấn thủ trưởng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Viết thư cho chính mình – là một cách để chữa lành

Viết thư cho mình của tuổi đôi mươi là hành trình nhìn lại để bước tiếp. Không để tiếc nuối níu chân, mà để thấy rõ: Mình đã trưởng thành như thế nào.

Tuổi trẻ không hoàn hảo, nhưng rất đẹp.

Tuôi ba mươi lăm không nhẹ nhàng, nhưng rất thật.

Và mỗi giai đoạn trong đời đều đáng được nâng niu.

Nếu bạn đang ở tuổi đôi mươi – hãy sống hết mình

Nếu bạn vừa bước sang đầu ba mươi – đừng sợ nếu phải bắt đầu lại.

Mỗi ngày còn được sống, còn được viết tiếp – là một món quà.

Cảm ơn mình của tuổi trẻ. Và cảm ơn mình – của hiện tại – vì vẫn đang cản đảm viết tiếp giấc mơ.

Bạn đã từng muốn gửi gì cho mình của những năm tuổi trẻ?

Hãy chia sẻ một dòng trong phần bình luận – hoặc viết cho mình một lá thư. Biết đâu, bạn sẽ tìm thấy một phần bình yên mà mình từng bỏ quên,…

Nếu bạn quan tâm hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân của mình; hoặc muốn biết những cách kiếm tiền online cho mẹ bỉm nông thôn; hay cách mẹ bỉm sắp xếp việc học (học làm content creator và học tiếng Trung) như thế nào;… thì kết nối với mình qua các nền tảng khác nữa nhé!

Hẹn bạn ở bài viết tiếp theo!

Trung Oanh

gió tầng nào gặp mây tầng đó

Gió tầng nào gặp mây tầng đó là gì? Làm sao gặp mây khác tầng?

Gió tầng nào gặp mây tầng đó từng là hot trend trên mạng xã hội một thời gian dài. Đến nay, câu nói này vẫn được nhiều người nhắc đến để nói về sự khác biệt trong xã hội.

  • Là công chúa bạn mới có thể gặp hoàng tử?
  • Người giàu chỉ chơi với người giàu?
  • Người nghèo khổ thường chơi với người nghèo khổ?

Đây có phải là quy luật vận hành trong vũ trị này? Có phải chỉ những người ưu tú mới đi cùng nhau, còn người khó khăn sẽ bị bỏ lại phía sau?

Làm thế nào để gặp mây khác tầng? Cách thay đổi vận mệnh bằng nổ lực của chính bản thân.

Mời bạn cùng blog tìm hiểu những thắc mắc trên dưới bài viết này. Và cùng blog hoá giải lời nguyền “gió tầng nào gặp mây tầng đó” nhé!

1.Mây tầng nào gặp mây tầng đó là gì?

Đây từng là câu nói gây bão trên cộng đồng mạng suốt một thời gian dài. Nhiều lãnh đạo, nhà nổi tiếng hay người dùng mạng xã hội thường xuyên chia sẻ quan điểm về câu nói này. Vậy mây tầng nào gặp mây tầng đó là gì mà được nhiều người chú ý đến vậy.

Có câu nói: Mây tầng nào gặp tầng đó. Nếu bạn cư xử như công chúa, bạn sẽ gặp hoàng tử. Nếu hiện tại bạn gặp toàn dở hơi, hãy xem lại chính mình.

Nếu ngẫm nghĩ kỹ về câu nói trên, bạn sẽ nhận thấy vì sao câu nói này lại nhanh chóng nổi tiếng như vậy.

Xét về yếu tố xã hội, bạn có thấy những người giàu thường chơi với nhau. Và người nghèo thường sống chung với nhau trong một khu vực?

Xét về yếu tố nhân quả, bạn có cho rằng nếu “gieo nhân nào sẽ gặp quả đấy”. Bản thân tôi tin vào điều này. Nếu mình gieo nhân tốt thì nhất định một ngày nào đó sẽ nhận quả ngọt. Nếu mình vẫn chưa nhận quả ngọt thì có thể bạn chưa gieo đủ nhân. Hãy cố gắng sống tốt, một ngày nào đó bạn sẽ nhận lại những điều xứng đáng.

Thực tế, trong mỗi hoàn cảnh đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì vậy, người xưa có câu “đứng núi này trông núi nọ”. Có những người, chỉ thích chạy theo những điều không thuộc về mình. Đến khi có những thứ đấy thì lại không biết trân trọng. Và tiếp tục chạy theo những thứ xa xôi phía trước. Đến khi muốn quay đầu lại thì phát hiện mình đã đi rất xa rồi.

2. Những kiểu phân loại “gió tầng nào gặp mây tầng đó”

Vì đây là câu nói mang nhiều ẩn ý nên cách phân loại phụ thuộc nhiều vào việc cảm nhận của bạn. Trong khuôn khổ bài viết này, blog sẽ phân loại câu nói trên theo hình thức dưới đây:

2.1 Giàu và nghèo

Đây chính là điển hình của một xã hội, có người giàu và người nghèo. Bạn có từng nghe câu nói “cá mập thường đi săn theo đàn?”. Điều này ám chỉ những người giàu thường chơi với nhau. Họ cùng tương trợ để nhanh chóng giàu hơn.

Bạn có thấy rằng, những người giàu thường sống trong những dinh thự cao cấp. Còn người nghèo thường phải chen chút nhau trong từng m2 của những căn phòng ẩm thấp, cũ kỹ. Đôi khi, một bữa ăn của người giàu bằng số tiền chi tiêu vài tháng của người nghèo.

Chính vì những sự khác biệt đó mà người giàu và người nghèo ít khi gặp nhau trong cùng một “tầng mây”. Có chăng họ chỉ gặp nhau trong môi trường của ông chủ và người làm công!

2.2 Lương thiện và độc ác

Dẫu biết mỗi người sinh ra và lớn lên sẽ hình thành những tính cách khác nhau. Trong những năm tháng của cuộc đời, có lần nào bạn bị người khác chơi xấu. Và cảm giác lúc đó của bạn như thế nào?

Nếu bản thân là một người sống đơn giản, thẳng thắng, chính trực thì bạn có thích chơi cùng người mưu mô, xảo trá?

Thực tế, hầu hết trong chúng ta đều có những mặt tốt và những mặt chưa tốt cùng tồn tại. Một người đối xử xấu với mình chưa chắc họ đã xấu với những người khác. Nên những điều mang tính lương thiện và độc ác cũng chỉ là những giả thuyết tương đối.

Tuy nhiên, nếu bạn sống chân thành, thật tâm với những người xung quanh thì sẽ được nhiều người quý mến. Và ngược lại, nếu chỉ chăm chăm tìm cách “đạp” người khác để hưởng quyền lợi sẽ bị cộng đồng xa lánh.

3. Làm thế nào để gặp mây khác tầng?

Đây chính là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm trong thời gian gần đây. Đặc biệt là những bạn trẻ muốn thay đổi cuộc sống tốt hơn.

Dẫu biết không ai có thể chọn nơi mình sinh ra. Nhưng bạn hoàn toàn có thể chọn mình sẽ trở thành người như thế nào. Nếu bản thân mong muốn thay đổi hoàn cảnh hiện tại thì hãy tìm cách thay “tầng mây” thôi nào.

Dưới đây là những cách mà blog muốn chia sẻ với những bạn muốn gặp mây khác tầng:

3.1 Xác định mục tiêu

Thật vậy, làm gì chúng ta cũng cần xác định mục tiêu. Đây cũng chính là đích đến của chúng ta. Bạn muốn gặp mây khác tầng, vậy mục tiêu của bạn là đến tầng nào?

Bạn hãy nhớ, mục tiêu này cũng phải phù hợp với khả năng của bạn. Bởi lẽ, một mục tiêu “xa tầm với” không chỉ khó thành hiện thực mà còn khiến bạn gặp nhiều mất mát.

3.2 Xây dựng kế hoạch

Sau khi đã có mục tiêu cụ thể, rõ ràng thì việc bạn cần làm là lập kế hoạch. Điều này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn con đường đến “tầng mây khác”. Có kế hoạch, bạn sẽ biết hôm nay cần làm gì, ngày mai cần đến đâu và ngày nào sẽ hoàn thành mục tiêu.

Nếu không vạch cho mình một lộ trình cụ thể, bạn sẽ dễ rơi vào vòng lẩn quẩn của cuộc đời. Đều này cũng giống bạn chọn cách nhắm mắt lao ra đường, rất nguy hiểm.

3.3 Kiên trì không từ bỏ

Không phải mọi mục tiêu đều dễ dàng thành công. Không phải mọi kế hoạch đều đi đến đích. Nếu mọi chuyện quá dễ dàng thì cũng không cần nỗ lực, cố gắng quá nhiều. Và cũng không có sự phân tầng mây một cách rõ rệt để bạn mong muốn thay đổi.

Khi đã xác định mục tiêu và kế hoạch cụ thể thì bạn cần cố gắng nỗ lực hết mình. Nếu lần một làm sai thì lần hai làm lại. Đặc biệt, điều bạn cần làm là sau mỗi lần vấp ngã phải nhận ra điểm sai của bản thân. Từ đó, lập ra kế hoạch chặc chẽ, loại bỏ sai lầm và nâng cao thế mạnh.

Như vậy thì bạn mới có thể tiến đến “tầng mây” mới một cách bền vững, an toàn.

như lý tác ý là gì

Cách dùng như lý tác ý để đạt mọi ước nguyện

Có bao giờ bạn tự hỏi, làm sao để biết bản thân mình cần gì và cách để làm tốt mọi thứ. Tại sao ai cũng có 24 giờ mỗi ngày nhưng mình vẫn thấy thời gian không bao giờ là đủ. Nếu đúng như vậy, mời bạn cùng tôi tìm hiểu bí quyết làm tốt mọi thứ với NHƯ LÝ TÁC Ý để cuộc sống trở nên bình an và hạnh phúc hơn.

1. Như lý tác ý là gì?

Như lý tác ý là một thuật ngữ Phật học. Như lý là chân lý, tác ý là khả năng tác động để tạo ra ý nghĩ trong tâm.
Mỗi ngày khi ta đối diện với cuộc sống, tâm sẽ khởi sinh những suy nghĩ và hành động theo các hướng: thiện, ác, hoặc trung tính. Nếu một người không nặng về tham, sân, si thì ý thức khởi sinh theo hướng thiện, và ngược lại.

Những suy nghĩ trong tâm chúng ta luôn luôn biến động và không ngừng thay đổi. Quyết định chọn khởi sinh theo hướng thiện hay ác là do sự lựa chọn của mỗi người.

Hiểu như lý tác ý để cuộc sống trọn vẹn hơn
Hiểu như lý tác ý để cuộc sống trọn vẹn hơn

2. Cơ chế vận hành của như lý tác ý

Khi nuôi dưỡng ý thức theo hướng thiện sẽ giúp con người có khả năng dứt trừ các khổ đau, bình an vượt qua biến cố. Và ngược lại, nếu dung dưỡng tâm theo hướng ác sẽ khiến bản thân luôn sầu bi, oán giận, nhìn đời một cách tiêu cực.
Nếu biết cách như lý tác ý đúng sẽ giúp tâm đặt đúng hướng, nghĩ về sự vật và hiện tượng đúng như bản chất của chúng. Nghĩa là mọi sự vật và hiện tượng đều do duyên mà có mặt, luôn luôn biến đổi, ta không thể làm chủ hết.

Vì vậy, khi có cũng đừng quá vui, khi mất đừng quá buồn, luôn tập luyện để tâm quân bình trước cuộc sống, để bạn có thể nhẹ nhàng bước qua từng chặn đường đời. Khi ấy sẽ giúp bản thân đạt được sự cân bằng trong cuộc sống, không bị tham, sân, si chi phối. Nếu tập được điều này, bạn đã lận lưng được bí quyết sống bình an với như lý tác ý.

3. Cách làm tốt mọi thứ với như lý tác ý

Để tập như lý tác ý, bạn nên dùng lời nói, ngắn gọn, trực tiếp vào vấn đề mà mình muốn tâm phải quen thuộc đến khi trở thành một phản xạ tự nhiên.

Đến tận bây giờ, tôi vẫn thường dùng câu tác ý mỗi ngày: “Mong bản thân luôn sáng suốt nhìn đúng bản chất của vấn đề”. Vì vậy, mỗi khi được đề nghị một công việc hậu hĩnh hay phát triển dự án mới, tôi sẽ chậm lại một nhịp, để câu tác ý trên hiện về.

Lúc này, tôi sẽ chậm rãi hít thở đều, suy nghĩ về bản chất của lời đề nghị hay dự án trên rồi sẽ quyết định. Chính nhờ hành động “chậm lại một nhịp” để nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề đã giúp tôi tránh nhiều rủi ro khi thấy “tiền trước mắt mà không nhặt”.

4. Có ba tác ý cần tập luyện

Có ba việc phải tập giúp tâm hướng thiện để hướng đến cuộc sống bình an: tác ý trường kỳ, tác ý ngắn hạn và tác ý nhất thời. Mỗi người cần tự nghĩ ra câu tác ý cho bản thân một cách ngắn gọn, dễ hiểu để có thể tập luyện mọi lúc mọi nơi.

Tác ý trường kỳ

Đọc đến đây, nếu bạn muốn thử tập như lý tác ý thì hãy ngồi lại, nghĩ thật chậm về hành trình của bản thân. Bạn mong muốn điều gì cho tương lai, điều gì là quan trọng nhất đối với bạn và hãy viết ra một câu thật ngắn gọn để tác ý trường kỳ.

Tác ý ngắn hạn

Với tác ý ngắn hạn và tác ý nhất thời có thể thay đổi linh động theo từng thời điểm.

Ví dụ, nếu bạn là người hay vội vàng, thì trước khi vào phòng thi, bạn hãy tác ý “Mong cho bản thân bình tĩnh, sáng suốt làm hết đề thi”. Nếu tác ý đủ sâu, khi bạn mất bình tĩnh thì ý nghĩ trên sẽ hiện về và trợ lực để bạn thực hiện điều đang làm. Ứng dụng phương pháp này vào đời sống, bạn sẽ học được cách làm tốt mọi thứ với như lý tác ý.

Theo tôi tìm hiểu, vẫn còn một số bạn chưa hình dung được sự khác nhau…. Chính vì vậy, tôi sẽ giải thích sơ hai cụm từ này để mọi người cùng hiểu rõ hơn.

5. Sự khác nhau giữa như lý tác ý và tự kỷ ám thị

Như lý tác ý là đưa tâm về đúng hướng như bản chất của vấn đề, còn tự kỷ ám thị là cố gắng điều khiển tâm theo cách mà bản thân muốn. Tự kỷ ám thị còn gọi là tự mình che mắt, tự thôi miên, tự tâm niệm. Ngày nay, các bạn trẻ thường được nghe nhiều về tự kỷ ám thị. Đặc biệt, là tại các lớp: “học làm giàu”; “phát triển bản thân”,… được tổ chức khắp mọi nơi.

Thực tế, nếu bạn liên tục gieo một điều gì vào tâm trí, dù đúng dù sai, thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ chấp nhận nó như một sự thật hiển nhiên. Ngay lúc này đây, bạn thử chậm lại một nhịp để ngẩm nghĩ, bạn sẽ bất ngờ khi thấy rất nhiều “sự thật” như thế ở xung quanh chúng ta.

Bạn có nhớ!

Khi còn nhỏ mình rất hay bị người lớn bảo rằng: “nếu con không chịu ngủ sớm thì ông kẹ sẽ đến bắt đi ăn thịt đó” (hoặc đại loại những câu hù doạ về một thế lực siêu nhiên nào đó).

Mặc dù lúc đó không biết ông kẹ là gì nhưng thông qua lời người lớn thì bạn sẽ hình dung về một người xấu xí, đáng sợ, chuyên bắt cóc và ăn thịt trẻ con. Chính vì vậy, mỗi khi nghe đến ông kẹ thì bạn sẽ nín khóc, đi ngủ vì… sợ. Tôi tin chắc nhiều người đã lớn lên như thế.

Quan điểm cá nhân, tôi không cho rằng như lý tác y hay tự kỷ ám thị, cái nào tốt hơn cái nào. Tôi chỉ muốn chia sẻ bản chất thật của từng thuật ngữ. Và trong từng trường hợp cụ thể, mỗi thuật ngữ sẽ phát huy tác dụng từ bản chất thật của nó, và hữu dụng với bạn. Riêng trong bài viết này, tôi sẽ đề cập nhiều đến chủ đề chính, là như lý tác ý.

Vậy như lý tác ý có gì hay?

Như lý tác ý giúp bạn sống đời thảnh thơi hơn
Như lý tác ý giúp bạn sống đời thảnh thơi hơn

6. Như lý tác ý có dụng chữa lành?

Bản chất của như lý tác ý là đưa tâm về đúng hướng, giúp ta nhìn nhận vấn đề như bản chất thật của nó. Mọi sự vật và hiện tượng đều do duyên mà có mặt, chúng ta không thể tự điều khiển hết. Vì vậy, điều ta nên làm là chấp nhận và khởi sinh tâm về hướng tích cực.

Chữa lành chấp niệm

Nếu bạn từng có một cuộc hôn nhân dang dở, tình cảm bị tổn thương sâu nặng khiến bản thân không còn tin vào tình yêu. Khi một người thực sự quan tâm, chấp nhận, yêu thương thật lòng tìm đến. Bạn lại dùng “tổn thương cũ” để nghi ngờ và né tránh người mới sẽ khiến cả hai cùng đau khổ.

Nếu biết như lý tác ý, bạn có thể nhìn đúng bản chất vấn đề hơn. Tình yêu vẫn luôn đẹp, vẫn luôn ở đó. Phải chăng vì sóng gió cuộc đời khiến ta nhiều lần va vấp, để ta dùng “ánh mắt” sắt bén soi lỗi của yêu thương. Nếu bao dung hơn khi nghĩ về mối tình vụn vỡ để tìm ra lỗi sai của chính mình. Nếu bạn xem những tổn thương cũ là bài học để bắt đầu một mối tình mới, hoàn thiện hơn thì tôi nghĩ bạn sẽ hạnh phúc hơn gấp nhiều lần.

Nhìn đời tích cực hơn

Nếu bạn không đỗ một kỳ thi mà mình đã cố gắng hết sức để hướng đến. Không sao cả, bạn à. Bạn biết mình đã cố gắng hết sức, nhưng bạn có biết người khác còn cố gắng nhiều hơn. Nếu lần này bạn trượt thì điều này “mở” thêm cho bạn một cơ hội để ôn luyện thêm, vững vàng hơn, cho lần sau. Mọi việc điều có cách để giải quyết, điều quan trọng là bạn đã chọn cách giải quyết như thế nào.

Khi nhìn đúng bản chất của vấn đề, bạn có thể hiểu được nguyên nhân của khổ đau, của thành công, của thất bại. Với tôi, trên đời này không có gì là hoàn toàn đúng, hay hoàn toàn sai, cái gì cũng có ít nhất hai mặt của vấn đề. Việc của tôi là lựa chọn, chấp nhận và cố gắng hết mình. Để khi “nhân” và “duyên” gặp nhau thì sẽ nhận được “quả”. Còn nếu lần một tôi làm sai, thì lần hai tôi làm lại, trọn vẹn hơn, trưởng thành hơn.

Hy vọng sau khi dành thời gian nghe những chia sẻ này, bạn có thể tìm thấy thêm vài điều có ích cho cuộc sống của mình. Đó có thể là một cái mỉm cười buông bớt gánh nặng khổ đau đã qua để hành trang phía trước được nhẹ nhàng, thảnh thơi hơn. Hoặc đó có thể là một bí quyết cho hành trình phía trước được trọn vẹn, vững vàng hơn. Mọi lựa chọn đều đang nằm trong tay bạn.

Trung Oanh

Quy luật nhân duyên quả trong vũ trụ

Cách thay đổi vận mệnh theo quy luật nhân quả

Nếu biết cách gieo lại nhân để nhận lại quả theo quy luật tự nhiên của vũ trị thì bạn sẽ thay đổi được vận mệnh qua nhân tướng học.

1. Thay Đổi Vận Mệnh Qua Nhân Tướng Học

Nhân tướng là gì?

Nhân là người, tướng là dung mạo. Nhân tướng là dung mạo con người. Từ hình tướng, thần khí, gân xương cốt cách đến hành vi và thái độ sống.

Bằng phương pháp quan sát, thống kê thành cơ sở dữ liệu nhằm đoán định được vận mệnh tương lai của con người. Chính vì vậy, nhân tướng được xem như một môn khoa học dựa trên việc quan sát, phân tích, đúc kết.

Mỗi con người sinh ra được kết hợp từ nhiều yếu tố: âm dương trời đất, tinh tú; gen di truyền; âm dương phong thuỷ và quán tính nghiệp lực nhiều đời. Sau đó, nhân tướng sẽ dần được định hình trong hành vi, thái độ sống trong từng môi trường cụ thể nên có dung mạo khác nhau.

Tuy nhiên, nhân tướng con người không chỉ quyết định bởi dung mạo bên ngoài mà còn phụ thuộc vào gân xương, cốt cách, ánh mắt, giọng nói và hành vi thái độ sống. Vì vậy, nếu một người sinh ra với dung mạo kém mà được rèn luyện trong môi trường tốt, có thái độ sống đúng đắn thì vận mệnh cũng sẽ cải thiện.

Thay đổi vận mệnh qua nhân tướng

Nhận diện nhân tướng

Bộ vị

  • Tam đình/ngũ nhạc thể hiện tính cách và thời vận. Theo đó, người có tam đinh bình ổn, ngũ nhạc triều quy là người gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
  • Trán thể hiện trí tuệ của một người; trán vuông là người thực tế; trán góc tròn thiên về hướng văn học nghệ thuật; trán lồi (dô) hay tưởng tượng xa thực tế; trán cao rộng là người thông tuệ, trán thấp hẹp là người có tư duy trung bình.
  • Lông mày biểu hiện tính cách. Lông mày và xương chân mày thể hiện cá tính (thời vận 31-34 tuổi); người có lông mày cân đối, hài hoà, thanh tú thì thông minh đa tài khéo léo; người có lông mày hình cánh cung, sợi bằng sợi tóc, khoảng cách mọc tương đương bằng khoảng cách tóc thì thông minh hiền hoà; người có lông mày mọc ngược thường ngoan cố; lông mày ngắn không tới đuôi mắt thường khép kín, cô độc; lông mày thô, ngắn, mọc ngược và xoắn lấy nhau không chỉ có năng lực trí tuệ kém mà con ngoan cố;…
  • Mắt thể hiện tâm hồn. Mắt lớn (tròng đen nhiều hơn tròng trắng) là người thông minh, đa tài; mắt nhỏ (tròng trắng nhiều hơn) thì hay suy nghĩ tiêu cực; mắt tam bạch, tứ bạch là người tham vọng, tài năng ở một số lĩnh vực, giỏi đoán tâm tính nhưng lại thường đoản mệnh; mắt lồi thường có khả năng giao tiếp tiếp tốt nhưng tính tình dữ tợn, tư lợi; mắt sâu thể hiện khả năng quan sát tốt; ngũ quan đoan chính thì có tài kinh doanh;…
  • Mũi thể hiện nghị lực và phản ánh sự nghiệp; mũi cao, thẳng, thông thiên là người thông minh, lanh lợi; mũi cao, to, sóng mũi thẳng, đầu mũi tròn, lớn là người cát tướng; mũi ngắn nhỏ thường thiếu khí phách; thân mũi không ngay thẳng là người thủ lợi; thân mũi nhỏ, sóng mũi mảnh và lộ xương là người cố chấp, thiếu nhẫn nại; mũi cong lên như móc câu, quặp xuống như mỏ chim ưng là người trí trá, toan tính.
  • Gò má và quai hàm là biểu hiện của đòi hỏi và ngang ngạnh. Gò má cao là người thích cạnh tranh quyền lực, và ngược lại. Gò má rộng là người có ý chí tranh đấu, kiên cường nhưng hay lấn quyền người khác. Gò má hẹp và thấp thì thường có tinh thần bạc nhược, dễ kích động, dễ khuất phục, tâm tính hẹp hòi.
  • Miệng, môi thể hiện khẩu nghiệp. Miệng ngay ngắn, cân đối, hướng lên là người có nhân nghĩa; miệng không cân xứng, hai môi dày mỏng khác nhau rõ là người cố chấp; miệng hở hay lộ răng là người ba hoa; miệng chuột môi thâm thường nham hiểm;…
  • Tai thể hiện khả năng lắng nghe. Tai cao, có sắc ửng hồng, áp sát vào mặt, cân xứng, luân cao hơn quách và rõ là người thông minh, lanh lợi, có tài văn chương; tai lớn, lỗ tai rộng, thuỳ châu to là người cao thượng, thanh nhã; tai dài, hẹp, mọc thấp là người cần cù bù thông minh; tai nhỏ, phía trên thon nhọn, quách phản luân là người ngang bướng, gian hiểm; tai mềm, nhô ra ngoài thì tình cảm uỷ mị, nhu nhược; người có tai lộn vành thường hay nghe nhiều điều xấu;…

Gân xương, cốt cách

  • Gầy xương thì dương, mập tròn là âm. Người nam mà béo quá sinh lười, nhu nhược do âm lấn dương; người nữ gầy quá sinh dương lấn âm dễ khiến gia đình gãy đổ do hay lấn quyền chồng. Tuy nhiên, dù nam hay nữ thì cơ thể cân đối, rắn chắc, hài hoà, thể hiện âm dương hài hoà là tốt nhất.
  • Cốt cách được thể hiện qua dáng người đi đứng bình ổn, trầm tĩnh, nhẹ nhàng hay hấp tấp, vội vàng. Người điềm đạm, bình tĩnh thì có uy lực, được nhiều người tín nhiệm; người đi đứng như chim sẻ nhảy, trì trệ nặng nề, hay lắc lư như rắn bò thì cuộc sống gặp nhiều khó khăn, lận đận.

Thần và khí

  • Thần biểu hiện qua ánh mắt. Ánh mắt có thần lực là người có uy; ánh mắt lờ đờ là người thiếu quyết đoán, sức khoẻ kém; ánh mắt buồn là người hay gặp lận đận, trắc trở mà không vượt qua được; ánh mắt ướt là người đào hoa hay gặp tiểu nhân;…
  • Khí được biểu hiện qua giọng nói thể hiện hoài bão, lý tưởng. Một người mới sinh ra sẽ có khí tự nhiên, nếu biết rèn luyện, tu dưỡng để thần thái an hoà, tự tin, nội tâm vững mạnh sẽ có âm thanh ổn trọng, từ tốn, có khẩu khí, được người khác tin tưởng, là người trượng phu. Ngược lại, một người không biết giữ gìn giọng nói, sống buông thả khiến tà khí xâm lấn thì cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Hành vi thái độ sống

  • Thể hiện qua việc mỗi người chọn cách ứng xử với cuộc sống. Người có tâm tính hiền lương, thiện lành, uy tín thì được mọi người tin yêu, kính trọng. Ngược lại người luôn cố chấp, tranh giành, luôn làm điều xấu sẽ bị mọi người lánh xa, chán ghét. Chính hành vi thái độ sống của mỗi người sẽ tạo dựng nhân duyên khác nhau để hình thành kết quả tương ứng.

2. Thay đổi vận mệnh qua nhân tướng học

Vậy một người đang có nhân tướng xấu thì có thể thay đổi được vận mệnh không. Rất khó để giải đáp được câu hỏi này. Bởi lẽ, nhân tướng không chỉ là hình tướng bên ngoài mà còn là tâm tướng bên trong.

Nếu kịp thời nhận biết điềm xấu thể hiện qua hình tướng thì hoàn toàn có thể cải biên một phần vận mệnh. Bởi lẽ, nhân tướng là hiện tượng phản ánh hành vi, thái độ sống của một người.

Nếu hành vi, thái độ sống trong quá khứ không đúng thì hoàn toàn có thể chỉnh sửa lại vào thời điểm hiện tại.

Gieo lại nhân để gặt lại quả

Gieo lại duyên để gặt lại quả

Để điều chỉnh tâm tướng, ta cần gieo lại duyên để gặt lại quả. Cụ thể:

  • Thay đổi hành vi, thái độ sống tích cực, vị tha, giúp đời, giúp người để tạo lại phước đức, xây dựng môi trường sống tốt.
  • Luyện thần (ánh mắt) và khí (giọng nói) trở nên thiện lương, gần gũi, uy tín để mọi người tin yêu, tín nhiệm.
  • Tập luyện tinh thần và thể thực đề gân xương trở nên mạnh khoẻ, cốt cách điềm tĩnh, đỉnh đạt bằng các khoá thiền, yoga, tập võ, thể dục thể thao,…
  • Điều chỉnh dần hình tướng trở nên hài hoà, cân xứng bằng trí tuệ. Thông qua việc ăn uống, sinh hoạt đúng cách, bồi dưỡng cơ thể hợp lý,…

Nương theo quy luật tự nhiên để thay đổi vận mệnh

Trên thực tế, nhân tướng là hiện tượng. Nhân quả là giải pháp. Quy luật nhân duyên quả là quy luật luôn đúng trong vũ trụ. Nếu gieo duyên sai thì gặt quả xấu.

Vì vậy, nếu kịp thời nhận biết và điều chỉnh bản thân để mỗi ngày đều gieo duyên thiện lành thì sẽ nhận lại quả ngọt.

Và nếu kết quả chưa như ý thì chứng toả bạn đã gieo duyên chưa đủ. Một là bạn cần buông bỏ, hai lại tiếp tục gieo lại duyên mới. Đến một ngày, nhân và duyên hội tụ thì sẽ trổ quả. Đây cũng là cách bạn có thể làm để thay đổi vận mệnh qua nhân tướng học.

Mỗi một người, sinh ra và mất đi theo quy luật của vũ trụ. Không một người nào có thể thoát khỏi quy luật vận hành của sinh tử này.

Trung oanh

Scroll to Top