Đồng Tháp nổi tiếng với câu:
“Tháp Mười đẹp nhất hoa sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc về xứ sở đất Sen hồng – ĐỒNG THÁP.
Mục lục: |
1. Lịch sử hình thành tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp được lưu dân người Việt ở phía Bắc vào khai phá lập nghiệp từ thời chúa Nguyễn, vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, tỉnh Đồng Tháp chính thức thành lập vào năm 1976.
Đến nay, Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 03 thành phố trực thuộc.
Đọc thêm về “Lịch sử hình thành tỉnh Đồng Tháp”
Chương trình hành động của UBND tỉnh theo phương châm “Đoàn kết, kỷ cương – Bản lĩnh, linh hoạt – Đổi mới, sáng tạo – Kịp thời, hiệu quả”.
2. Tổng quan về Đồng Tháp
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền.
Đồng Tháp nổi tiếng với ruộng sen bạc ngàn, xuất hiện khắp nơi. Đặc biệt là sen được trồng rất nhiều ở khu vực Đồng Tháp Mười, thu hút du khách ghé thăm.
> Slogan năm 2023 của Đồng Tháp là: “Kinh tế xanh Sen hồng bức phá – Chuyển đổi số Đồng Tháp tiên phong”.
2.1 Đồng Tháp ở đâu?
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Lãnh thổ Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ – 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ – 105°56’ kinh độ Đông.
2.2 Đồng Tháp có mấy thành phố?
Đồng Tháp có 03 thành phố: thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc và thành phố Hồng Ngự. Trong đó:
- Thành phố Cao Lãnh (trung tâm hành chính tỉnh)
- Thành phố Sa Đéc (làng hoa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long)
- Thành phố Hồng Ngự (thành phố mới từ năm 2020, thủ phủ cá tra, cá ba sa).
2.3 Đồng Tháp có bao nhiêu huyện?
Đồng Tháp có 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
Trong đó, huyện Tháp Mười có diện tích lớn nhất. Huyện Cao Lãnh có dân số Đông Nhất.
Bên cạnh đó, Đồng Tháp có 143 đơn vị hành chính cấp xã (9 thị trấn, 19 phường và 115 xã).
2.4 Đồng Tháp giáp tỉnh nào?
Đồng Tháp giáp với các tỉnh sau:
- Phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang
- Phía Tây giáp tỉnh An Giang
- Phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
- Phía Bắc giáp tỉnh Long An và tỉnh Prey Veng của Campuchia
Tỉnh có đường biên giới giáp tỉnh Prey Veng khoảng 50km, từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, đi qua 4 cửa khẩu, gồm: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước.
2.5 Đồng Tháp có gì chơi?
Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử. Đặc biệt có 01 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt là khu di tích Gò Tháp. Đồng thời còn có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc già và 49 di tích cấp tỉnh.
Đọc thêm về “Đồng Tháp”
3 Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với 2 mùa khô và mưa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Với đặc điểm khí hậu này, tỉnh thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong đó, cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu.
3.1 Chương trình hành động năm 2023 của Đồng Tháp
Chương trình hành động năm 2023 của Đồng Tháp có 22 chỉ tiêu, 06 nhiệm vụ trọng tâm, 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu và 163 nhiệm vụ cụ thể. Tính đến cuối tháng 11/2023, Đồng Tháp có 112/163 nhiệm vụ hoàn thành.
>>> Đến ngày 19/11/2023, toàn tỉnh có 597 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký 3.214 tỷ đồng.
3.2 Các sản phẩm OCOP
Tính đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 357 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 275 sản phẩm đạt 3 sao, 81 sản phẩm đạt 04 sao, 01 sản phẩm đạt 5 sao là hạt sen sấy của Công ty Nam Huy Đồng Tháp).
Đồng Tháp có gần 40 sản phẩm OCOP nằm trong làng nghề, làng nghề truyền thống. Chủ yếu từ làng nghề truyền thống sản xuất bột, hoa kiểng Sa Đéc, làng nghề Khô cá lóc, Làng nghề đan thảm lục bình. Đồng thời có 04 sản phẩm du lịch đạt 3 sao OCOP.
3.3 Các dự án công trình trọng điểm Đồng Tháp
Đến nay Đồng Tháp đã hoàn thành đưa vào sử dụng 15/23 dự án, đang triển khai thi công 06 dự án. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang trong quá trình hoàn thành quy chế quản lý kiến trúc đô thị tại 03 thành phố (Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự).
Tình hình thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp:
- Dự án cao tốc Cao Lãnh – AN Hữu giai đoạn 1 (16km thuộc tỉnh Đồng Tháp) được khởi công ngày 25/6/2023, tổng mức vốn đầu tư là 3.640.000 triệu đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025.
- Dự án xây dựng tuyến ĐT 857 (đoạn Quốc lộ 30 – ĐT 845), tổng mức đầu tư 2.179.790 triệu đồng, ước thực hiện đạt 25,71% tổng mức đầu tư.
- Dự án nâng cấp quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự giai đoạn 3, tổng giá trị thực hiện từ khi khởi công đến cuối tháng 10/2023 ước đạt 52,82% vốn đầu tư.
- Nâng cấp, mở rộng đường ĐT 841 và xây dựng mới cầu Sở Thượng 2 tổng giá trị thực hiện từ khi khởi công đến cuối tháng 10/2023 ước đạt 87,68% tổng mức vốn đầu tư.
- Dự án đường ĐT 845 Trường Xuân – Tân Phước tổng giá trị thực hiện từ khi khởi công đến hết tháng 10/2023 ước đạt 39,61% tổng mức vốn đầu tư.
4 Di tích được xếp hạng tại Đồng Tháp
Đồng Tháp có 101 di tích được xếp hạng. Trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia và 83 di tích cấp tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 29 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê. Trong đó, có 01 di sản được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó, Đồng Tháp còn có nhiều mô hình hay, cách làm mới góp phần xây dựng hình ảnh địa phương. Điển hình, chương trình “đồng hành cùng doanh nghiệp” tăng cường đối thoại với doanh nghiệp thông qua mạng xã hội, hộp thư điện tử; Mô hình Cà phê doanh nghiệp, họp mặt, tiếp nhận và xử lý phản ánh qua Tổng đài 1022… mang nhiều hiệu quả.
Trung Oanh