Làng thông minh Đồng Tháp là 01 trong 02 nhiệm vụ đang được triển khai giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Đồng Tháp. Thời gian triển khai thực hiện từ tháng 11/2020 – 4/2023, với tổng kinh phí gần 16 tỷ đồng.
LÀNG THÔNG MINH ĐỒNG THÁP được phát triển từ Hội quán nông dân tại Đồng Tháp. Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng thông minh phát triển từ Hội quán nông dân tại Đồng Tháp”. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Thoại Nam.
Ngày 03/4/2023, ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 384/QĐ-UBND-HC Ban hành Khung cấu trúc mô hình và Bộ tiêu chí Làng thông minh áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2025.
Làng thông minh là gì?
Làng thông minh – Đồng Tháp là mô hình kết nối cộng đồng ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát triển nông thôn bền vững, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống người dân dựa trên thế mạnh và cơ hội của địa phương.
Khung cấu trúc mô hình Làng thông minh
- Quy mô Làng thông minh dựa trên ít nhất một ấp;
- Làng thông minh là mô hình kết nối cộng đồng mang tính tự nguyện;
- Làng thông minh được xác định tại một khu vực địa lý, địa bàn cụ thể;
- Làng Thông minh cần gắn liền với ít nhất một Hội quán nông dân hoặc một Hợp tác xã hay Tổ hợp tác sản xuất;
- Làng thông minh phải có sản phẩm đặc thù của địa phương; sản phẩm này đạt chuẩn từ 04 sao trở lên thuộc Chương trình OCOP;
- Làng thông minh có quy định/quy chế về quản trị và vận hành phù hợp với việc đầu tư, khai thác và phát triển các hạng mục công trình liên quan.
Làng thông minh Đồng Tháp ở đâu?
Đồng Tháp đã lựa chọn một số ấp thuộc địa bàn xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, trên nền tảng của 2 hội quán Tâm Quê và Thuận Tân triển khai Mô hình làng thông minh. Mô hình làng thông minh Đồng Tháp là sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần tự lực, tự cường trong phát triển kinh tế của bà con nông dân, sự liên kết phối hợp thông tin xuyên suốt trong cộng đồng.
Đồng thời, mô hình làng thông minh cũng tập hợp các mô hình phát triển kinh tế có bước tiến cao, có sự kết hợp, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất. Ngoài ra, Mô hình làng thông minh Đồng Tháp còn triển khai một loạt hệ thống như: Hệ thống camera giám sát an ninh, Hệ thống quan trắc môi trường, Hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh.
Mô hình làng thông minh Đồng Tháp
Thực hiện Đề án chuyển đổi số, UBND tỉnh Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2025 sẽ xây dựng 7 Mô hình làng thông minh. Dự kiến đến năm 2030 tăng lên 14 mô hình làng thông minh Đồng Tháp.
Với lợi ích thiết thực từ đề án, Đồng Tháp mong muốn Mô hình làng thông minh sẽ mang đến hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân. Bên cạnh những lợi ích trước mắt, làng thông minh còn làm nền tảng phát triển cho tương lai, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ở nông thôn.
Ngày 8 và 15/12/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng, vận hành mô hình làng thông minh. Tập huấn nhằm giúp các địa phương, đơn vị đầu tư và vận hành làng thông minh một cách phù hợp, hiệu quả Qua đó, góp phần xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Xu thế Làng thông minh trên thế giới – Smart Village
Thông tin được Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng thông minh phát triển từ Hội quán nông dân tại Đồng Tháp”, PGS.TS Thoại Nam chia sẻ.
Làng thông minh tại Châu Âu – EU Smart Village
Làng thông minh là “khu vực nông thôn và cộng đồng địa phương được xây dựng dựa trên thế mạnh và vốn tại địa phương cũng như nắm bắt các cơ hội mới”; nhờ đó các dịch vụ và kết nối truyền thống và mới được cải tiến bởi kỹ thuật số hoá, công nghệ truyền thông, đổi mới sáng tạo và ứng dụng kiến thức tốt hơn.
Dựa vào công nghệ số và đổi mới sáng tạo
- Chất lượng cuộc sống
- Đời sống cao hơn
- Dịch vụ cộng đồng cho người dân
- Sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và giảm tác động đến môi trường
- Cơ hội mới cho chuỗi giá trị cao tại nông thôn trong việc cải tiến sản phẩm và quy trình
KHÔNG có một lời giải chung cho mọi địa phương ( NO one-size-fits-all solution) => Việt Nam nên có lời giải mang bản sắc của riêng mình
Công nghệ đóng vai trò quan trọng. Đầu tư phát triển hạ tầng, tạo môi trường kinh doanh, phát triển nhân lực, tăng năng suất lao động và kết nối cộng đồng
Cần sự tham gia của người dân và chính quyền
Bottom-up
Làng thông minh tại Châu Á
Làng thông minh tại Châu Á hiện đang được triển khai tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan,… Đây là nền tảng tốt để Việt Nam học hỏi cái hay và phát triển theo bản sắc của riêng địa phương mình.