Chào bạn, mình là một mẹ bỉm sữa ở miền Tây sông nước, tỉnh Đồng Tháp.
Nếu bạn cũng đang nuôi con nhỏ, sống ở nông thôn và từng có thời tuổi trẻ “tung hoành” nhưng giờ mỗi ngày trôi qua chỉ xoay quanh bỉm, sữa, bếp núc… thì có lẽ chúng ta có thể hiểu và đồng cảm với nhau rất nhiều.
Trước đây, mình là một phóng viên. Mình từng làm ở Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh hơn 10 năm. Thời gian này, mình được đi khắp nơi, từ các vùng biên giới xa xôi đến nhà giàn giữa biển khơi Hoàng Sa. Mình đã viết hàng ngàn bài báo, được tiếp xúc với nhiều người, nhiều nghề, được lắng nghe từng câu chuyện lớn nhỏ trong xã hội.
Sau đó, mình về quê, thi viên chức, làm ở Cổng thông tin điện tử tỉnh. Mình từng nghĩ mình là một người mạnh mẽ, có bằng cấp, có kinh nghiệm, thì dù ở đâu cũng sẽ làm được điều gì đó có ích.
Nhưng rồi, mình lấy chồng, sinh con, và chọn tạm dừng mọi công việc để ở nhà làm mẹ toàn thời gian. Từ đó, mình bắt đầu bước vào một “cuộc đời khác”. Sau gần 1 năm nghỉ việc để ở nhà chăm lo cho gia đình, cho con cái. Giờ đây, mình quyết định tự mở ra một “cánh cửa” mới cho cuộc đời thông qua Hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân.
Vì sao lại là 1.000 ngày phát triển bản thân?
Mình chọn ngày hôm nay để bắt đầu Hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân bởi đây là ngày trọng đại của đất nước. Hôm nay, ngày 19/5, ngày sinh của Bác Hồ kính yêu!.
Con số 1.000 ngày không phải là quá dài so với đời người, nhưng cũng không phải là ngắn, là dễ thực hiện nếu không có sự kiên trì thật sự. Mình chọn con số 1.000 không phải để gây ấn tượng, mà bởi vì mình hiểu: Sự thay đổi thật sự cần thời gian.
Là một mẹ bỉm ở nông thôn, không thể làm được những cú bứt phá lớn. Nhưng mình tin rằng, mỗi ngày, chỉ cần kiên trì một chút, cố gắng một tẹo, thì 1.000 ngày sau, mình sẽ là một phiên bản tốt hơn rất nhiều.
Đây là một con số vừa đủ để mình xây dựng lại nền tảng kiến thức phù hợp cho một hướng đi mới. Đây cũng là cách để mình rèn luyện sự kiên nhẫn, cùng con tiến bộ hơn mỗi ngày.
Ngày 1 – Hành trình 1000 ngày phát triển bản thân
Mục tiêu đầu tiên: Kiếm 1.000 đô/tháng
Mình không có tham vọng làm giàu nhanh, nhưng mình mong có thể tạo ra một nguồn thu nhập ổn định để nuôi con trong điều kiện tốt hơn. Và quan trọng, công việc, tiền bạc và mối quan hệ sẽ giúp mình “kết nối” lại cuộc đời, không còn cảm thấy lạc lõng hay “bị bỏ lại” phía sau nữa.
Mình sẽ học cách kiếm tiền từ online, từ kỹ năng viết, kỹ năng bán hàng, kỹ năng làm video,… từ việc chia sẻ hành trình mẹ bỉm thật sự – một điều mà bất kỳ mẹ bỉm nông thôn nào cũng có thể học theo và làm được. Mình không muốn “làm màu”, cũng không có nhiều thời gian đầu tư hoành tráng, mình chỉ có:
Một chiếc điện thoại đã dùng gần 5 năm;
Một máy tính dùng gần 10 năm;
Một góc nhỏ trong căn nhà quê;
Và một trái tim đầy quyết tâm.
Đây là hành trang ban đầu giúp mình “xây dựng lại” một cuộc sống mới.
Bốn tuyến nội dung mình sẽ theo đuổi trong Hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân
1/ Mẹ bỉm kiếm tiền
Thử thách kiếm 1.000 đô/tháng từ con số 0. Mình sẽ chia sẻ, cập nhật liên tục về thử thách này để mọi người nhìn thấy hành trình kiếm tiền của mẹ bỉm nông thôn như thế nào. Tại đây, mình sẽ chia sẽ cụ thể cách mình tìm các công việc phù hợp.
Đồng thời, mình cũng chia sẽ cách mình cân đối thời gian như thế nào để có thể vừa chăm con vừa làm việc hiệu quả. Ban đầu, mình sẽ chọn những công việc phù hợp với tất cả mẹ bỉm. Sau đó, sẽ nâng cấp dần lên theo khả năng phát triển bản thân từng ngày.
2/ Mẹ bỉm học tập
Để có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn thì dĩ nhiên chúng ta cần nâng cấp bản thân mỗi ngày. Vì vậy mình sẽ chia sẻ các nguồn tài liệu, các kiến thức cần có và những kỹ năng thiết yếu để có thể kiếm tiền trên intetnet. Vì mình nghĩ, chỉ khi kiến thức đủ mạnh thì chúng ta mới có thể tự tin hơn trước các quyết định của cuộc sống.
Song song đó, mình cũng muốn chia sẻ về hành trình học một ngoại ngữ mới, cụ thể là tiếng Trung, từ con số 0. Bởi lẽ, mình tin, ngoại ngữ là “chìa khoá” mở ra rất nhiều cơ hội mới phía trước để cuộc sống chúng ta thêm phong phú hơn. Bởi vậy, dù trong hoàn cảnh nào, thì mẹ bỉm chúng mình hãy cố gắng sắp xếp thời gian để học tập, nâng cấp bản thân nhé! Trong Hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân này, thì ít nhất chúng mình cũng sẽ có 1.000 ngày được “ngấm” ngoại ngữ mới, để tự tin hơn rồi.
3/ Mẹ bỉm nuôi con
Dĩ nhiên, là mẹ bỉm thì có rất nhiều câu chuyện để kể về con mình phải không nào. Mình sẽ chia sẻ hành trình nuôi con thực tế, không hào nhoáng. Những mẹo hay, tips hữu ích hay những kiến thức cần có cho một người mẹ lần đầu có con có thể tham khảo. Đây cũng là cách để mình lưu giữ những khoảnh khắc đầu đời bên con, cùng con trưởng thành theo năm tháng.
Một trong những hạnh phúc lớn nhất đời người phụ nữ là đứa con của mình
4/ Mẹ bỉm tận hưởng
Nếu chỉ kiếm tiền, học tập, chăm lo gia đình mà không dành thời gian cho bản thân thì mình nghĩ là một thiếu sót rất lớn. Để hành trình cuộc sống này để có đi đến đích một cách bền vững, trọn vẹn thì mình nghĩ chúng mình rất nên biết cách tự chăm sóc bản thân, tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất. Mình sẽ chia sẻ về cách mà một người mẹ bỉm nông thôn nuôi con nhỏ tận hưởng cuộc sống như thế nào nhé? Cũng không kém phần thú vị so với những nội dung khác đâu nè!
Mời bạn đồng hành cùng mình trong hành trình này nha!
Mình biết ngoài kia có rất nhiều mẹ giống như mình: Từng giỏi giang, nay tạm dừng để nuôi con; từng tự tin, nay lặng lẽ ôm con mỗi ngày với bao lo toan. Nhưng dù hoàn cảnh thế nào, mình tin chúng ta vẫn xứng đáng có một hành trình phát triển riêng cho bản thân.
Nếu bạn thấy đâu đó trong hành trình này giống bạn, mời bạn theo dõi mình. Mỗi ngày mình sẽ chia sẻ một chút – không phải để dạy ai điều gì, mà là để tự nhắc nhở chính mình, và biết đâu, cũng là để tiếp thêm động lực cho ai đó ngoài kia.
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân bắt đầu rồi. Mình không biết kết qua ra sao, nhưng mình sẽ không bỏ cuộc, bởi vì:
Mình xứng đáng được sống một cuộc đời rực rỡ, dù đang là mẹ bỉm ở quê.
Chào mừng mọi người đến với ngày đầu tiên trong chuỗi Hành trình 1.000 ngày phát triển bản thân của mẹ bỉm nông thôn.
Xem thêm nội dung của mình tại các nền tảng dưới đây nhé!
Để quá trình sinh nở thoải mái và thuận tiện nhất thì việc chuẩn bị đồ đi sinh là một phần quan trọng của mẹ bầu. Sau khi trải qua ca sinh mổ tại Bệnh viện Quân Dân Y Đồng Tháp, mình sẽ liệt kê những món đồ cần thiết để mẹ bầu mang theo khi nhập viện. Cụ thể, gồm:
1. Giấy tờ tùy thân và hồ sơ khám thai
Căn cước công dân (hiện tại hầu hết các bệnh viện đều tích hợp Thẻ bảo hiểm y tế vào Căn cước công dân nên mẹ bầu chỉ cần mang theo Căn cước công dân là đủ).
Tiền mặt hoặc thẻ ATM có tiền/điện thoại cho thể chuyển tiền.
2. Đồ dùng cá nhân cho mẹ
Quần áo:
1-2 bộ quần áo rộng rãi, thoải mái để mặc khi xuất viện
Áo khoác hoặc khăn choàng (nếu thời tiết lạnh)
Vớ chân (đặc biệt quan trọng sau sinh)
Đồ dùng vệ sinh cá nhân:
Bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng
Khăn mặt, khăn tắm
Dầu gội, sữa tắm
Dung dịch vệ sinh phụ nữ
Lược, kẹp tóc
Đồ dùng hỗ trợ sau sinh:
Băng vệ sinh size lớn, tấm lót vệ sinh hoặc bỉm (mình khuyến khích sử dụng bỉm cho người già sẽ rất tiện lợi; sinh mổ thì những ngày đầu nên nằm trên tấm lót để tránh va chạm vào vết mổ)
Quần lót giấy nếu sử dụng băng vệ sinh size lớn.
Áo ngực cho con bú và miếng lót thấm sữa
Dầu nóng xoa bóp cơ thể (nếu cần)
Đồ dùng khác:
Điện thoại và sạc dự phòng
Sách báo, tạp chí (nếu muốn thư giãn)
Đồ ăn nhẹ (nếu bệnh viện không cung cấp)
Bình nước cá nhân.
Soạn đồ đi sinh đầy đủ sẽ giúp các mẹ bầu có hành trình vượt cạn thoải mái hơn
3. Đồ dùng cho em bé
Quần áo sơ sinh:
5-7 bộ quần áo dài tay hoặc ngắn tay (tùy thời tiết)
Mũ, bao tay, bao chân (3-5 đôi mỗi loại)
Đồ dùng vệ sinh cho bé:
Tã giấy sơ sinh
Khăn sữa (10 cái)
Khăn tắm xô (3-5 cái)
Khăn ướt em bé
Nước muối sinh lý
Tăm bông trẻ em
Rơ lưỡi.
Kem chống hăm.
Đồ dùng khác:
Khăn quấn bé
Bình sữa, sữa công thức (nếu cần)
Máy hút sữa (nếu cần)
Gối, chăn mỏng cho bé
Lưu ý cho mẹ bầu soạn đồ đi sinh
Nên chuẩn bị đồ dùng từ sớm, khoảng 1-2 tháng trước ngày dự sinh.
Sắp xếp đồ dùng vào các túi riêng biệt để dễ tìm kiếm.
Tham khảo danh sách đồ dùng của bệnh viện nơi bạn sinh để chuẩn bị cho phù hợp.
Nên giặt sạch quần áo của em bé bằng các loại bột giặt chuyên dụng.
Nên đem theo các loại thuốc cá nhân nếu như mẹ bầu có bệnh lý đang điều trị.
Nên đem theo một đôi dép thoải mái cho cả mẹ và người nhà.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên chuẩn bị thêm đồ dùng cho người thân đi cùng (nếu người thân không chuẩn bị được). Đồ dùng cho người thân gồm: quần áo, vật dụng cá nhân hàng ngày, tiền mặt/thẻ ATM, điện thoại, dây sạt, sạt dự phòng, dép mang trong bệnh viện, gối nằm, chăn đắp, thuốc (nếu có tiền sử bệnh/,…
Một lưu ý quan trọng khi đi sinh là các mẹ bầu nên cố gắng mang theo MẸ và CHỒNG nhé!
Đi sinh cùng mẹ đẻ và chồng là một trong những điều hạnh phúc của mẹ bầu
Việc soạn đồ cho mẹ bầu đi sinh một cách đầy đủ sẽ giúp hành trình vượt cạn thuận lợi, thoải mái hơn. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên chuẩn bị soạn đồ đi sinh thật tốt. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnh và hành trình đi sinh an toàn, thuận lợi, mẹ tròn con vuông nhé!
Nội dung số là gì mà được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt nhóm người làm nghề sáng tạo nội dung – nghề của thời đại, rất cần nắm vững kiến thức nội dung số.
Ngành công nghiệp nội dung được biết đến là ngành kinh tế có tính trí tuệ cao, lợi nhuận lớn. Đây được xem là phương tiện để con người tiếp cận thông tin, kiến thức. Với sự phát triển mạnh mẽ của internet thì ngành công nghiệp nội dung số càng bùng nổ. Bài viết sẽ phân tích NỘI DUNG SỐ LÀ GÌ và thực trạng kinh doanh nội dung số.
Ngành công nghiệp nội dung số đã bùng nổ được biết đến là giải pháp ứng dụng của lĩnh vực công nghệ thông tin trên thị trường trực tuyến. So với nhiều ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp nội dung số còn khá non trẻ.
Tại Việt Nam, nội dung số cũng mới bùng nổ trong khoảng 10 năm trở lại. Nội dung số chính là ngành giao thoa giữa 3 nhóm ngành: Công nghệ thông tin, viễn thông và sản xuất nội dung.
Định nghĩa về nội dung số là gì
Trên thực tế, hiện chưa có một định nghĩa thống nhất chung về khái niệm nội dung số. Về cơ bản, ta có hiểu, nội dung số là nội dung tồn tại dưới dạng dữ liệu số mà người dùng có thể đọc, nghe, xem và tải về được bằng thiết bị điện tử. Đó là các tập tin bài viết, âm thanh, hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, game, trang web,…
Nơi xuất bản các sản phẩm số có thể là công ty, tổ chức hoặc cá nhân thông qua nhiều hình thức khác nhau (phát sóng, đăng tải trên mạng xã hội, trang blog cá nhân, sách điện tử, ứng dụng cho điện thoại (app)…
Nội dung số trong tiếng Anh là Digital Content
Nội dung số trong tiếng Anh là Digital Content
Ngoài ra, có một cách dễ hiểu nội dung số bằng một cách khác. Đó là sự chuyển đổi Nội dung (Content) thành Số (Digital) thì được gọi là Nội dung số. Nội dung số trong tiếng Anh là Digital Content.
Phân loại nội dung số
Theo ghi nhận thực tế có thể chia nội dung số thành 4 sản phẩm số chủ yếu sau:
Chữ: bài báo, bài viết trên blog, sách điện tử,…
Hình ảnh: ảnh, đồ họa, memes
Âm thanh: podcast, nhạc, sách nói,…
Video: video gia đình, video ca nhạc, chương trình truyền hình,…
Nội dung số có miễn phí hay không?
Tùy vào nội dung số mà người dùng có thể trả phí hoặc miễn phí.
Nội dung số miễn phí: tin tức, quảng cáo, hướng tìm địa chỉ,….
Nội dung số có phí: phim, các chương trình truyền hình, ca nhạc….
Ưu điểm nội dung số: dễ truy cập, dễ tương tác, dễ chỉnh sửa, linh hoạt (hỗ trợ nhiều định dạng và các loại nội dung khác nhau. Điều này giúp người đọc dễ tiếp cận thông tin nhanh chóng, thuận tiện.
2. Tại sao cần sản xuất nội dung trên nền tảng số?
Ngày nay, số lượng người tham gia sản xuất nội dung trên nền tảng số ngày càng đông. Bên cạnh những người sản xuất không chuyên (người có công việc chính và xem sản xuất nội dung số như một sở thích, nghề part time) thì thời gian gần đây số người sản xuất nội dung số chuyên nghiệp ngày càng đông đảo.
Sản xuất nội dung số là một trong những nghề của thời đại số hiện nay
Nội dung số được xem là nghề của thời đại
Hiện nay, rất nhiều người đã và đang dùng nội dung số. Ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội. Internet tốc độ cao phát triển rộng rãi. Có thể nói đây là thời đại số.
Nội dung số xuất hiện trên các trang mạng xã hội, giải trí cá nhân (xem phim, nghe nhạc…), trên điện thoại di động (xem tin tức, tìm sản phẩm…). Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới và phát triển kinh doanh. Blogger sản xuất nội dung số để thu hút độc giả mới và quay lại. Người bình thường chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng với thế giới trên nội dung số.
Nội dung số dễ thu hút người xem
Theo thống kê, số lượng người xem video cao cấp 4 lần so với nội dung dùng hình ảnh và chữ. Với người làm nghề nội dung số thì việc sản xuất video là một phần tất yếu để tiếp cận khán giả thành công.
Theo đó, video hấp dẫn, dễ nhớ, dễ chia sẻ, có kết nối sẽ dễ thu hút người xem hơn. Cụ thể: 66% quan tâm video, 61% quan tâm hình ảnh, 37% quan tâm live video (mở vòng quan hệ bạn bè ai mở live sẽ lên đầu tiên).
Ưu điểm của nội dung số là có đối tượng cụ thể. Người dùng có thể truy cập 24/7, xem lúc nào cũng được. Ngoài ra, người dùng có thể tương tác (mọi người tham gia bình luận, thích, thả tym), tạo cảm giác gần gũi, có thể thể hiện quan điểm cá nhân.
Ngoài ra, nội dung số thường có chi phí thấp, dễ thay đổi, cập nhật ngay.
Một vài con số thông kê tại Việt Nam:
Sử dụng mạng xã hội theo độ tuổi (mức độ ưu tiên):
Gen X (1965-1980): zalo, facebook, youtube
Gen Y (1981-1996): facebook, zalo, youtube
Gen Z (1995-2015): facebook, youtube, zalo (chỉ xem mạng xã hội)
3. Sản xuất nội dung số bằng video
Sản xuất nội dung số bằng video là một trong những xu hướng của thời đại. Bởi lẽ, thống kê cho thấy số người xem nội dung bằng video đang tăng lên mỗi ngày.
Thế nào là video ăn khách – viral video?
Là video có lượt xem, bình luận, chia sẻ cao, đặc biệt trên các hạ tầng trong một khoảng thời gian ngắn; Các video hài hước, gây sốc, hấp dẫn một cách khác lạ, được lan tỏa nhanh trên mạng, có ảnh hưởng, khuấy động mạng suốt nhiều ngày, tạo cảm xúc cho khán giả (vui, ngạc nhiên, được truyền cảm hứng).
Nội dung video ăn khách – viral video
Nội dung video ăn khách – viral video thường là video hài hước, thách thức, làm trò đùa, giáo dục, ca nhạc, đánh đúng tâm lý con người, dùng thủ thuật giữ người xem…
Viral video là một trong những mục tiêu chính của người sản xuất nội dung số
4 Làm thế nào để sản xuất video ăn khách?
Nội dung một video ăn khách – viral video cần thể hiện một câu chuyện. Nội dung có kịch bản, kịch tính hoặc không thể đoán được. Ngoài ra nội dung phải chân thực (là những câu chuyện thật), ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, phù hợp khán giả và xu thế. Video phải tạo cảm xúc cho khán giả (vui, ngạc nhiên…), khiến khán giả thấy mình có liên quan, tạo hook ngày khi vào, thu hút từ 15-30 giây đầu tiên thì sẽ dễ trở nên viral hơn.
Thời lượng một video ăn khách thường dao động trong khoảng 1-2 phút. Trong đó, trong khoảng 5 đến 8 giây đầu phải lôi cuốn được người xem. Video có giao diện và ảnh đại diện phải bắt mắt, có tiêu đề độc đáo, lời dẫn hay, gợi tò mò. Đặc biệt, video cần có hashtag, có phụ đề (không nghe tiếng vẫn xem được); có âm thanh thực tế.
Sau khi sản xuất video hay thì người làm nội dung còn phải biết quảng bá. Hiện nay, phương thức quảng bá chủ yếu là chia sẻ trên các mạng xã hội phổ biến, đẩy hashtag. Thậm chí người làm nội dung cần liên tục quảng bá, kể cả sau khi viral.
Để kéo dài sức “nóng” của video, nhà sáng tạo có thể cộng tác với những người có ảnh hưởng khác. Từ đó thu hút thêm nhiều người xem hơn. Đồng thời, nhà sáng tạo cần thường xuyên giao lưu với người xem, trả lời bình luận, tương tác để giữ chân người xem.
Làng thông minh Đồng Tháp là 01 trong 02 nhiệm vụ đang được triển khai giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Đồng Tháp. Thời gian triển khai thực hiện từ tháng 11/2020 – 4/2023, với tổng kinh phí gần 16 tỷ đồng.
LÀNG THÔNG MINH ĐỒNG THÁP được phát triển từ Hội quán nông dân tại Đồng Tháp. Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng thông minh phát triển từ Hội quán nông dân tại Đồng Tháp”. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Thoại Nam.
Ngày 03/4/2023, ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 384/QĐ-UBND-HC Ban hành Khung cấu trúc mô hình và Bộ tiêu chí Làng thông minh áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2025.
Làng thông minh – Đồng Tháp là mô hình kết nối cộng đồng ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát triển nông thôn bền vững, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống người dân dựa trên thế mạnh và cơ hội của địa phương.
Khung cấu trúc mô hình Làng thông minh
Quy mô Làng thông minh dựa trên ít nhất một ấp;
Làng thông minh là mô hình kết nối cộng đồng mang tính tự nguyện;
Làng thông minh được xác định tại một khu vực địa lý, địa bàn cụ thể;
Làng Thông minh cần gắn liền với ít nhất một Hội quán nông dân hoặc một Hợp tác xã hay Tổ hợp tác sản xuất;
Làng thông minh phải có sản phẩm đặc thù của địa phương; sản phẩm này đạt chuẩn từ 04 sao trở lên thuộc Chương trình OCOP;
Làng thông minh có quy định/quy chế về quản trị và vận hành phù hợp với việc đầu tư, khai thác và phát triển các hạng mục công trình liên quan.
Làng thông minh Đồng Tháp ở đâu?
Đồng Tháp đã lựa chọn một số ấp thuộc địa bàn xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, trên nền tảng của 2 hội quán Tâm Quê và Thuận Tân triển khai Mô hình làng thông minh. Mô hình làng thông minh Đồng Tháp là sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần tự lực, tự cường trong phát triển kinh tế của bà con nông dân, sự liên kết phối hợp thông tin xuyên suốt trong cộng đồng.
Đồng thời, mô hình làng thông minh cũng tập hợp các mô hình phát triển kinh tế có bước tiến cao, có sự kết hợp, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất. Ngoài ra, Mô hình làng thông minh Đồng Tháp còn triển khai một loạt hệ thống như: Hệ thống camera giám sát an ninh, Hệ thống quan trắc môi trường, Hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh.
Mô hình làng thông minh Đồng Tháp
Mô hình làng thông minh Đồng Tháp
Thực hiện Đề án chuyển đổi số, UBND tỉnh Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2025 sẽ xây dựng 7 Mô hình làng thông minh. Dự kiến đến năm 2030 tăng lên 14 mô hình làng thông minh Đồng Tháp.
Với lợi ích thiết thực từ đề án, Đồng Tháp mong muốn Mô hình làng thông minh sẽ mang đến hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân. Bên cạnh những lợi ích trước mắt, làng thông minh còn làm nền tảng phát triển cho tương lai, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ở nông thôn.
Ngày 8 và 15/12/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng, vận hành mô hình làng thông minh. Tập huấn nhằm giúp các địa phương, đơn vị đầu tư và vận hành làng thông minh một cách phù hợp, hiệu quả Qua đó, góp phần xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Làng thông minh là “khu vực nông thôn và cộng đồng địa phương được xây dựng dựa trên thế mạnh và vốn tại địa phương cũng như nắm bắt các cơ hội mới”; nhờ đó các dịch vụ và kết nối truyền thống và mới được cải tiến bởi kỹ thuật số hoá, công nghệ truyền thông, đổi mới sáng tạo và ứng dụng kiến thức tốt hơn.
Dựa vào công nghệ số và đổi mới sáng tạo
Chất lượng cuộc sống
Đời sống cao hơn
Dịch vụ cộng đồng cho người dân
Sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và giảm tác động đến môi trường
Cơ hội mới cho chuỗi giá trị cao tại nông thôn trong việc cải tiến sản phẩm và quy trình
KHÔNG có một lời giải chung cho mọi địa phương ( NO one-size-fits-all solution) => Việt Nam nên có lời giải mang bản sắc của riêng mình
Công nghệ đóng vai trò quan trọng. Đầu tư phát triển hạ tầng, tạo môi trường kinh doanh, phát triển nhân lực, tăng năng suất lao động và kết nối cộng đồng
Cần sự tham gia của người dân và chính quyền
Bottom-up
Làng thông minh tại Châu Á
Làng thông minh tại Châu Á hiện đang được triển khai tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan,… Đây là nền tảng tốt để Việt Nam học hỏi cái hay và phát triển theo bản sắc của riêng địa phương mình.
Quy hoạch thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2045 thành đô thị trung tâm của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp.
Đó là nội dung trong Quyết định số 1255/QĐ-UBND-HC ngày 06/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Hồng Ngự đến năm 2045.
1 Nội dung chính của đồ án quy hoạch thành phố Hồng Ngự
1.1 Tên đồ án quy hoạch thành phố Hồng Ngự
Quy hoạch thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2045
1.2 Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch:
2.1. Phạm vi, quy mô lập quy hoạch:
Phạm vi lập quy hoạch chung thành phố Hồng Ngự được xác định trên cơ sở toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồng Ngự.
2.2. Ranh giới hạn của khu vực nghiên cứu:
Phía Bắc: giáp Campuchia qua xã Tân Hội và xã Bình Thạnh.
Phía Nam: giáp huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Phía Đông: giáp huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp;
Phía Tây: giáp huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Thành phố Hồng Ngự
1.3 Mục tiêu lập quy hoạch thành phố Hồng Ngự
Quy hoạch chung thành phố Hồng Ngự đảm bảo phù hợp, đồng bộ với mục tiêu, định hướng quy hoạch tổng thể Quốc gia, quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp, các chiến lược phát triển phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng của Quốc gia;
Xây dựng thành phố Hồng Ngự là đô thị cửa ngõ gắn với công nghiệp – thương mại – dịch vụ, là trung tâm của vùng phát triển kinh tế phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp, đồng thời là một trong ba đô thị lớn của Tỉnh;
Tạo lập hình ảnh một đô thị trẻ, hiện đại và năng động; phát huy và khai thác các thế mạnh sẵn có từ vị thế địa lý để phát triển hướng tới bền vững;
Định hướng không gian phát triển đô thị và xác định các phân khu chức năng hợp lý, hướng tới sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và các nguồn lực, đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn cảnh quan và môi trường tự nhiên, thích ứng biến đổi khí hậu;
Đưa ra các đề xuất xây dựng mô hình thành phố theo hướng đô thị thông minh, hướng tới đạt được các tiêu chí đô thị tăng trưởng xanh, phát huy kinh tế biên giới đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế hậu cần. Khi đồ án quy hoạch chung thành phố Hồng Ngự được phê duyệt là cơ sở pháp lý để thành phố triển khai thực hiện công tác đầu tư xây dựng đô thị đồng bộ; lập chương trình phát triển đô thị; xúc tiến kêu gọi đầu tư và phục vụ đề án nâng cấp phân loại đô thị, điều chỉnh bổ sung quy hoạch hệ thống đô thị Việt Nam;
Là cơ sở để đầu tư xây dựng các dự án, chương trình nâng cấp, phát triển đô thị và các dự án mời gọi hợp tác, đầu tư; là công cụ quản lý kiểm soát phát triển đô thị hài hòa và đồng bộ; làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất đai, lập các đồ án quy hoạch chi tiết, triển khai công tác quản lý xây dựng và triển khai tiếp công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Tạo thuận lợi cho các chương trình phát triển, các dự án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực đảm bảo phát triển bền vững lâu dài.
1.4 Tính chất đồ án quy hoạch thành phố Hồng Ngự
Là trung tâm tổng hợp cấp Tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng phát triển kinh tế phía Bắc tỉnh Đồng Tháp và hành lang kinh tế biên giới tỉnh Đồng Tháp;
Là thành phố trực thuộc Tỉnh, hướng tới đạt tiêu chí đô thị loại II, giữ vững vai trò là một trong ba đô thị động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Tháp;
Là đô thị trung tâm của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp, mang các tính chất đặc thù của vùng đô thị biên giới, phát triển các lĩnh vực công nghiệp – thương mại dịch vụ, nông nghiệp đô thị, du lịch sinh thái hướng tới phát triển bền vững, có vị trí quan trọng về an ninh – quốc phòng.
2 Chủ đồ án án quy hoạch thành phố Hồng Ngự đến năm 2045
Chủ đồ án án quy hoạch thành phố Hồng Ngự đến năm 2045 là Ủy ban nhân dân thành phố Hồng Ngự. Chủ đồ án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định hiện hành và triển khai thực hiện các nội dung kiến nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 2606/SXD-KTQH.HTKT ngày 23 tháng 10 năm 2023.
Quyết định số 1255/QĐ-UBND-HC ngày 06/12/2023 có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1286/QĐ-UBND.HC ngày 18/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Nguồn: Báo cáo số 445/BC-UBND tỉnh Đồng Tháp ngày 01/12/2023
1. Mục tiêu tổng quát Kế hoạch năm 2024 tỉnh Đồng Tháp
Bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy tăng trưởng cao đi đôi với tái cơ cấu kinh tế, tạo được chuyển biến thực chất, rõ nét mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Chú trọng các vấn đề phát triển vùng và chủ động liên kết vùng, tiểu vùng. Phát huy tối đa mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực đầu tư phát triển trên nền tảng tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu công nghiệp, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực.
Sử dụng hiệu quả tài nguyên (nhất là tài nguyên cát), bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho Nhân dân.
Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
Trên cơ sở ước tính kết quả thực hiện năm 2023, dự báo tình hình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2021 – 2025).
Kế hoạch năm 2024 tỉnh Đồng Tháp có 22 chỉ tiêu chủ yếu. Bao gồm: 06 chỉ tiêu về kinh tế, 12 chỉ tiêu về văn hoá – xã hội và 04 chỉ tiêu về môi trường.
Trong đó, tốc độ trưởng kinh tế (GRDP) tăng 8,0%, trong đó, khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 3,9%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 9,68% (công nghiệp tăng 9,98%, xây dựng tăng 8,35%), khu vực thương mại – dịch vụ tăng 10,43%.
3 Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
3.1. Thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
Theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư để chủ động phân tích, dự báo, xây dựng các kịch bản, phương án điều hành, ứng phó phù hợp.
Theo dõi, chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn…
Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính;…
3.2. Phát huy vai trò nền tảng của khu vực nông – lâm – thủy sản; xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững, hướng đến xây dựng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh“.
Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, trong đó, tập trung tái cơ cấu các ngành hàng chủ lực (lúa gạo, cá tra, hoa kiểng, xoài, sen) và chuyển đổi số ngành nông nghiệp hướng đến xây dựng.
Phát triển cây trồng, vật nuôi thích ứng với thời tiết, phù hợp với thị trường và điều kiện thực tế của từng địa phương. Hoàn thành và triển khai thực hiện Đề án sản xuất nông nghiệp sinh thái theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Năm 2024, phấn đấu tăng trưởng GRDP khu vực nông – lâm – thủy sản đạt 3,9% (năm 2023 ước đạt 4,51%); giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 4,0% so với năm 2023; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng 4,0% so với năm 2023.
Năm 2024, phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 03 xã nông thôn mới nâng cao đạt chuẩn kiểu mẫu; có 18 thêm 03 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Cuộc thi khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo năm 2023 tỉnh Đồng Tháp
3.3. Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành công nghiệp, phát huy vai trò công nghiệp chế biến tạo động lực tăng trưởng
Năm 2024, tăng trưởng GRDP khu vực công nghiệp phấn đấu đạt 9,98% (năm 2023 đạt 6,10%); tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP chiếm 17,58% (tăng 0,31% so với năm 2023).
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu để sớm đưa vào hoạt động. Phấn đấu trong năm 2024 thu hút ít nhất 01 dự án đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh và kêu gọi đầu tư lấp đầy 30% đất công nghiệp của Khu công nghiệp Tân Kiều.
3.4. Thúc đẩy phát triển thương mại – dịch vụ, nâng cao chất lượng du lịch gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương, liên kết phát triển với địa phương trong vùng
Khuyến khích phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, phát triển đồng bộ hệ thống chợ dân sinh và các chợ đầu mối, chợ sỉ có khả năng phát luồng. Phát triển ngành thương mại, chuỗi giá trị ngành hàng rau quả chủ lực, xuất khẩu hàng hoá, thương mại biên giới.
Năm 2024, phấn đấu tạo sự bứt phá trong tăng trưởng GRDP khu vực thương mại – dịch vụ và đạt 10,43% (ước thực hiện 2023 đạt 6,96%).
Năm 2024, huy động tiền gửi tăng trưởng khoảng 12%; tín dụng tăng trưởng khoảng 13%; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3% trong tổng dư nợ.
Năm 2024, phấn đấu thu hút 4,2 triệu lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, trong đó, có 50 ngàn lượt khách quốc tế; tổng doanh thu du lịch đạt 2.000 tỷ đồng.
3.5. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác
bảo duy trì vị trí thuộc nhóm “rất tốt” trên bảng xếp hạng cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Quán triệt chủ trương “đồng hành cùng doanh nghiệp“, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp thông qua mạng xã hội, hộp thư điện tử, mô hình Cà phê doanh nghiệp, họp mặt, tiếp nhận và xử lý phản ánh qua Tổng đài 1022…
Tập trung hỗ trợ hợp tác xã 20 nâng cao năng lực sử dụng công cụ thương mại điện tử trong quảng bá và tiêu thụ nông sản… Phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 600 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 5.588 doanh nghiệp; có thêm ít nhất 07 hợp tác xã thành lập mới.
3.6. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển, phát triển đô thị
Năm 2024, phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt 9.096 tỷ đồng. Thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển khoảng 29.570 tỷ đồng, chiếm 24,09% GRDP. Trong đó, vốn đầu tư công do Tỉnh phân bổ và quản lý là 6.505 tỷ đồng.
Chủ động phối hợp tốt với bộ, ngành Trung ương triển khai các dự án trọng điểm: dự án cao tốc An Hữu – Cao Lãnh (thành phần 1), cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh, cao tốc Cao Lãnh – Lộ Tẻ, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án: Quốc lộ 30 giai đoạn 3 (tuyến tránh TP. Cao Lãnh); nâng cấp hệ cầu trên đường ĐT.844 (đoạn Tam Nông – Trường Xuân), Đường ĐT.845 Trường Xuân – Tân Phước; nâng cấp mở rộng tuyến ĐT.855 đoạn thị trấn Tràm Chim – Hòa Bình.
Tiếp tục triển khai thi công các dự án: tuyến ĐT.857 (đoạn QL.30 – ĐT.845), dự án Hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam sông Tiền, dự án cầu Phú Hiệp và cầu Cà Dâm (huyện Tam Nông), bến phà An Phong – Tân Bình và tuyến đường kết nối.
Triển khai Đề án giải quyết tình trạng xây dựng công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025. Kêu gọi đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội nhằm giải quyết nhu cầu chỗ ở cho đối tượng thu nhập thấp và bình ổn thị trường bất động sản.
3.7. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo 21
Triển khai hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số ngành Giáo dục.
Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch lao động trong nông nghiệp giảm còn dưới 41,8% so với tổng số lao động. Tuyển sinh, đào tạo nghề đạt 15.000 học viên ở các cấp trình độ, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2024 đạt 77,2%, trong đó, qua đào tạo nghề đạt 55,6%.
Thúc đẩy hoạt động đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp và tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân trên địa bàn Tỉnh. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tổ chức, đơn vị nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.
3.8. Phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế
Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, chú trọng phát triển con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, phát triển toàn diện theo quan điểm, mục tiêu của Tỉnh uỷ đã đề ra. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc và mang bản sắc, đặc trưng Đồng Tháp, các di sản thiên nhiên và văn hoá – lịch sử, hệ thống đình làng, nhà cổ và lễ hội gắn với phát triển du lịch.
Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và công tác gia đình.
Năm 2024, phấn đấu toàn tỉnh có 10,2 bác sĩ trên một vạn dân; 29,7 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,89%.
Năm 2024, giải quyết việc làm cho 30.000 lao động, trong đó, có ít nhất 1.500 lao đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và toàn diện, cải thiện mức sống của người dân, nhất là đối với vùng nông thôn, biên giới.
Năm 2024, phấn đấu giảm 0,4% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 (đến cuối năm 2024 còn 1,37% hộ nghèo).
3.9. Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh
Tăng cường công tác quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, nhất là quản lý, sử dụng đất đai, cát, nguồn nước.
Mục tiêu năm 2024, tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom và xử lý đạt mức 94%, tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 96%.
Cải thiện chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). Nâng cao khả năng dự báo và chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu và các tác động khác từ thượng nguồn. Thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm lượng phát thải khí nhà kính. Bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ các hệ sinh thái vùng đất ngập nước, khu di tích lịch sử, khu bảo tồn thiên nhiên; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với tài nguyên thiên nhiên.
3.10. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phấn đấu xếp trong “nhóm B” cả nước về Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX).
Tiếp tục phát huy vai trò Tổng đài Thông tin dịch vụ công 1022 trong tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Khuyến khích phát triển các mô hình mới, cách làm hay. Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với các thủ tục hành chính đủ điều kiện.
3.11. Tăng cường phòng, chống tội phạm tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội
Tập trung triển khai Đề án chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đa dạng hóa và nâng cao các loại hình dịch vụ, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính. Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp.
Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông hiện đại, đồng bộ. Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đẩy mạnh sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật giữa các ngành.
Phát huy hiệu quả công tác phối hợp giữa hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội.
3.12. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại
Bảo đảm an ninh trật tự trên các lĩnh vực, thực hiện tốt công tác phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm ma túy, kiềm chế, kéo giảm vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên.
Thực hiện Đề án đối ngoại giữa tỉnh Đồng Tháp với các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2021 – 2025; trong đó, tăng cường quan hệ hữu nghị cấp địa phương theo chiều sâu đối với các nội dung hợp tác với chính quyền các tỉnh Prây-veng, Ban-tây Miên-chay, Pô-sát (Vương quốc Campuchia) và tỉnh Salavan, Champasak (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào).
Tiếp tục duy trì hiệu quả các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là quản lý, bảo vệ biên giới, phòng chống tội phạm./.
Đồng Tháp được lưu dân người Việt ở phía Bắc vào khai phá lập nghiệp từ thời chúa Nguyễn, vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, tỉnh Đồng Tháp chính thức thành lập vào năm 1976.
Đến nay, Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 03 thành phố trực thuộc.
Chương trình hành động của UBND tỉnh theo phương châm “Đoàn kết, kỷ cương – Bản lĩnh, linh hoạt – Đổi mới, sáng tạo – Kịp thời, hiệu quả”.
2. Tổng quan về Đồng Tháp
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền.
Đồng Tháp nổi tiếng với ruộng sen bạc ngàn, xuất hiện khắp nơi. Đặc biệt là sen được trồng rất nhiều ở khu vực Đồng Tháp Mười, thu hút du khách ghé thăm.
> Slogan năm 2023 của Đồng Tháp là: “Kinh tế xanh Sen hồng bức phá – Chuyển đổi số Đồng Tháp tiên phong”.
Đồng Tháp – xứ sở loài hoa sen
2.1 Đồng Tháp ở đâu?
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Lãnh thổ Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ – 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ – 105°56’ kinh độ Đông.
2.2 Đồng Tháp có mấy thành phố?
Đồng Tháp có 03 thành phố: thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc và thành phố Hồng Ngự. Trong đó:
Thành phố Cao Lãnh (trung tâm hành chính tỉnh)
Thành phố Sa Đéc (làng hoa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long)
Thành phố Hồng Ngự (thành phố mới từ năm 2020, thủ phủ cá tra, cá ba sa).
2.3 Đồng Tháp có bao nhiêu huyện?
Đồng Tháp có 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
Trong đó, huyện Tháp Mười có diện tích lớn nhất. Huyện Cao Lãnh có dân số Đông Nhất.
Bên cạnh đó, Đồng Tháp có 143 đơn vị hành chính cấp xã (9 thị trấn, 19 phường và 115 xã).
2.4 Đồng Tháp giáp tỉnh nào?
Đồng Tháp giáp với các tỉnh sau:
Phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang
Phía Tây giáp tỉnh An Giang
Phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
Phía Bắc giáp tỉnh Long An và tỉnh Prey Veng của Campuchia
Tỉnh có đường biên giới giáp tỉnh Prey Veng khoảng 50km, từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, đi qua 4 cửa khẩu, gồm: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước.
2.5 Đồng Tháp có gì chơi?
Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử. Đặc biệt có 01 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt là khu di tích Gò Tháp. Đồng thời còn có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc già và 49 di tích cấp tỉnh.
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với 2 mùa khô và mưa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Với đặc điểm khí hậu này, tỉnh thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong đó, cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu.
3.1 Chương trình hành động năm 2023 của Đồng Tháp
Chương trình hành động năm 2023 của Đồng Tháp có 22 chỉ tiêu, 06 nhiệm vụ trọng tâm, 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu và 163 nhiệm vụ cụ thể. Tính đến cuối tháng 11/2023, Đồng Tháp có 112/163 nhiệm vụ hoàn thành.
>>> Đến ngày 19/11/2023, toàn tỉnh có 597 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký 3.214 tỷ đồng.
3.2 Các sản phẩm OCOP
Tính đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 357 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 275 sản phẩm đạt 3 sao, 81 sản phẩm đạt 04 sao, 01 sản phẩm đạt 5 sao là hạt sen sấy của Công ty Nam Huy Đồng Tháp).
Đồng Tháp có gần 40 sản phẩm OCOP nằm trong làng nghề, làng nghề truyền thống. Chủ yếu từ làng nghề truyền thống sản xuất bột, hoa kiểng Sa Đéc, làng nghề Khô cá lóc, Làng nghề đan thảm lục bình. Đồng thời có 04 sản phẩm du lịch đạt 3 sao OCOP.
Mô hình “Lãnh đạo tiếp xúc người dân, doanh nghiệp” sáng thứ 2 hàng tuần tại Trung tâm hành chính công Đồng Tháp mang nhiều hiệu quả tích cực
3.3 Các dự án công trình trọng điểm Đồng Tháp
Đến nay Đồng Tháp đã hoàn thành đưa vào sử dụng 15/23 dự án, đang triển khai thi công 06 dự án. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang trong quá trình hoàn thành quy chế quản lý kiến trúc đô thị tại 03 thành phố (Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự).
Tình hình thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp:
Dự án cao tốc Cao Lãnh – AN Hữu giai đoạn 1 (16km thuộc tỉnh Đồng Tháp) được khởi công ngày 25/6/2023, tổng mức vốn đầu tư là 3.640.000 triệu đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025.
Dự án xây dựng tuyến ĐT 857 (đoạn Quốc lộ 30 – ĐT 845), tổng mức đầu tư 2.179.790 triệu đồng, ước thực hiện đạt 25,71% tổng mức đầu tư.
Dự án nâng cấp quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự giai đoạn 3, tổng giá trị thực hiện từ khi khởi công đến cuối tháng 10/2023 ước đạt 52,82% vốn đầu tư.
Nâng cấp, mở rộng đường ĐT 841 và xây dựng mới cầu Sở Thượng 2 tổng giá trị thực hiện từ khi khởi công đến cuối tháng 10/2023 ước đạt 87,68% tổng mức vốn đầu tư.
Dự án đường ĐT 845 Trường Xuân – Tân Phước tổng giá trị thực hiện từ khi khởi công đến hết tháng 10/2023 ước đạt 39,61% tổng mức vốn đầu tư.
4 Di tích được xếp hạng tại Đồng Tháp
Đồng Tháp có 101 di tích được xếp hạng. Trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia và 83 di tích cấp tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 29 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê. Trong đó, có 01 di sản được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó, Đồng Tháp còn có nhiều mô hình hay, cách làm mới góp phần xây dựng hình ảnh địa phương. Điển hình, chương trình “đồng hành cùng doanh nghiệp” tăng cường đối thoại với doanh nghiệp thông qua mạng xã hội, hộp thư điện tử; Mô hình Cà phê doanh nghiệp, họp mặt, tiếp nhận và xử lý phản ánh qua Tổng đài 1022… mang nhiều hiệu quả.
Ngày 21/11/2023, Cục Thuế Đồng Tháp tổ chức Hội nghị tuyên dương thành tích tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ thuế năm 2022.
Cục thuế Đồng Tháp thu ngân sách thuế ước thực hiện hơn 7.200 tỷ đồng
Trong 02 năm (2020, 2021) nhiều công ty, doanh nghiệp tê liệt vì dịch bệnh Covid-19. Năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mới dần phục hội. Quốc hội và Chính phủ ban hành chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế. Trước tình hình đó, Cục Thuế Đồng Tháp đã triển khai nhiều giải pháp để hoang thành nhiệm vụ chỉ tiêu về dự toán thu ngân sách được Bộ Tài chính giao, tổng thu ngân sách ước thực hiện hơn 7.287 tỷ đồng, đạt hơn 108% dự toán Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp giao.
Để ghi nhận, tôn vinh thành tích và khích lệ sự đóng góp vào ngành thuế, hội nghị còn tuyên dương khen thưởng cho 120 tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh. Trong đó, có 22 tổ chức, doanh nghiệp được nhận Bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh; 22 tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh được nhận Giấy khen của Tổng cục Thuế; 76 tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh được nhận Giấy khen của Cục Thuế tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trao Bằng khen của tỉnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chấp hành thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế
Với những thành quả đạt được, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo và tập thể ngành thuế đạt. Đồng thời, yêu cầu ngành thuế cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, phấn đấu, vượt khó khăn thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của giai đoạn 2021-2025 của Đồng Tháp.
Các khoản thu về nhà, đất của Cục thuế Đồng Tháp
Số thu tiền sử dụng đất tại Đồng Tháp
Số thu tiền sử dụng đất tại Đồng Tháp ước thực hiện là hơn 953.000 triệu đồng, đạt gần 120% so với dự toàn năm và bằng 76% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021.
Số thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước
Số thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước ước thực hiện là hơn 239.000 triệu đồng, đạt hơn 192% so với dự toán năm và bằng 91% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021. Trong đó tiền thuê đất nộp 01 lần cả đời dự án là hơn 134.000 triệu đồng.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế sự dụng đất phi nông nghiệp ước thực hiện là hơn 17.000 triệu đồng, đạt hơn 215% so với dự toán năm và bằng 182% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021.
Thông tin về Cục thuế Đồng Tháp
Địa chỉ Cục thuế Đồng Tháp
Cục trưởng Cục Thuế Đồng Tháp Vi Thanh Sơn
111 Lý Thường Kiệt, Phường 3, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Điện thoại: 0277.3856.679
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Có phải bạn đã từng nghĩ đến tiết kiệm nhưng lại nhắm mắt cho qua vì nghĩ lương mình quá thấp. Phải chăng tiền lương của bạn chỉ đủ trang trãi các chi phí cố định cho cuộc sống. Vì vậy, việc tiết kiệm tiền vẫn là điều xa xỉ.
Nếu bạn đang lâm vào tình cảnh trên thì nên tiếp tục đọc bài viết này. Tại đây, tôi sẽ chia sẻ đến bạn bí quyết tiết kiệm tiền lương. Với mỗi ngày tích cóp từ những con số nhỏ, bạn sẽ bất ngờ khi nhận kết quả trong những nắm tới.
1. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền
Đúng vậy, trước khi tiết lộ cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp, tôi muốn bạn đặt mục tiêu tiết kiệm trước.
Có mục tiêu sẽ giúp bạn có thêm động lực tiết kiệm tiền tốt hơn. Khi có mục tiêu, bạn sẽ không dễ dàng bỏ cuộc khi bị “con quỷ chi tiêu” quyến rũ.
Bạn hãy đặt cho mình mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn và mục tiêu tiết kiệm dài hạn. Từ đó, bạn hãy xây dựng cho mình một lộ trình tiết kiệm tiền phù hợp.
Nếu bạn chưa có quỹ dự phòng khẩn cấp, hãy đặt mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn cho nó. Bạn có thể lập quỹ dự phòng 3 tháng, 6 tháng hoặc 2 năm. Miễn nó phù hợp với bạn.
Nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm, hãy đặt mục tiêu tiết kiệm dài hạn. Và kiên trì nỗ lực từng bước để đạt được điều này. Bạn chỉ cần tiết kiệm từng con số nhỏ trong thời gian dài, mục tiêu tự do tài chính không còn là điều xa vời.
2. 12 cách tiết kiệm tiền khi lương thấp
Sau khi có mục tiêu cụ thể, bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu bí quyết tiết kiệm tiền lương nhé.
Trước khi bắt đầu, tôi cũng muốn bạn biết rõ là chúng ta không cần phải cắt giảm chất lượng cuộc sống. Cuộc sống hiện tại thực sự rất quan trọng, bạn cần tiếp tục đảm bảo nó tốt nhất.
Chúng ta chỉ cần nắm rõ những thủ thuật tiết kiệm tốt mà vẫn tận hưởng cuộc sống.
1.Mua sắm như một nhà đầu tư
Để trở thành một người mua sắm khôn ngoan, bạn hãy xem đây như một công việc đầu tư. Nếu bạn có ý định sắm tivi, tủ lạnh,… thì hãy xem xét đến thời điểm big sale (giảm giá mạnh) của các cửa hàng nhé.
Thông thường những ngày lễ, Tết, kỷ niệm sẽ có rất nhiều cửa hàng giảm giá. Bạn hãy đợi đến những dịp này để sắm sửa trang thiết bị nội thất, nếu cần.
Đối với hàng hoá, thực phẩm, tôi khuyến khích bạn nên xem xét chọn “mùa nào thức nấy”. Việc mua thực phẩm đúng mùa không chỉ rẻ mà còn ngon và an toàn.
Khi bạn cân nhấc việc mua sắm như một nhà đầu tư, bạn sẽ biết được thời điểm nào nên mua món hàng nào. Khi hình thành thói quen này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền đấy.
2. Xoá các khoản vay và nợ tín dụng
Để việc tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn thì bạn cần phải xoá các khoản vay và nợ tín dụng. Việc trả lãi hàng tháng sẽ “cắn” mất một số tiền lớn dành cho tiết kiệm của bạn đấy.
Bây giờ, bạn hãy nghĩ xem mình có đang nợ tín dụng không? Nếu có, tôi đề nghị bạn nên tìm mọi cách trả hết nợ càng nhanh càng tốt.
Nếu bạn không giỏi trong việc quản lý tiền bạc thì hãy nghĩ đến việc cắt bỏ thẻ tín dụng. Bởi lẽ, việc dùng thẻ tín dụng rất dễ khiến bạn “vung tay quá trán” trong lúc ngẫu hứng.
3. Linh hoạt với những khoản vay lãi suất thấp
Đây có vẻ như lời khuyên khá “lạ” cho mục tiêu tiết kiệm phải không nào. Nhưng sự thật, bạn có thể tận dụng khoản vay lãi suất thấp để làm đòn bẫy cho mình.
Tuy nhiên, bạn cần nghiên cứu thật kỹ tổ chức tín dụng nào đang có lãi suất thấp để vay. Và đây là mức lãi suất bạn có thể chấp nhận được để có thể tái cơ cấu doanh thu của mình.
Bạn chỉ nên làm điều này khi thật sự am hiểu về các khoản vay và khống chế được nó. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với các con số phần trăm lại suất thì nên bỏ qua phương pháp này.
4. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống từ nhà
Nếu bạn cần một cốc cà phê vào mỗi buổi sáng để tỉnh táo làm việc, hãy tự pha. Nếu bạn cần một bữa trưa dinh dưỡng, hãy tự nấu.
Việc bạn tự chuẩn bị đồ ăn, nước uống từ nhà sẽ giúp bạn cân đối dinh dưỡng và tiết kiệm rất nhiều tiền.
Nếu so sánh việc nấu một bữa ăn với gọi đồ ăn sẵn thì có vẻ không chênh lệch số tiền là mấy. Thậm chí việc gọi đồ ăn có vẻ còn rẻ hơn nhiều.
Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó tự nấu ăn liên tục thì việc mua thực phẩm số lượng lớn sẽ rẻ hơn rất nhiều. Khi nấu ăn, bạn còn có thể thêm món yêu thích thay vì bỏ đi thực phẩm đáng ghét trong phần ăn có sẵn.
5. Nâng cao năng lực kiếm tiền và tiết kiệm nó
Tiết kiệm không chỉ là dẻ sẻn từng đồng kiếm được mà còn là khả năng tạo thêm thu nhập. Và dĩ nhiên, chúng ta sẽ không bỏ qua điều này.
Trong từng khoảnh khắc cống hiến tại nơi làm việc, bạn hãy luôn tìm cách nâng cao năng lực của mình. Khi bạn đủ lớn mạnh, thì hãy nghĩ đến yêu cầu tăng lương.
Đây cũng là một trong những cách giúp cuộc sống bạn trở nên ý nghĩa hơn.
Khi được tăng lương, bạn đừng vội tiêu. Việc “vung tiền quá trán” ngay sau khi tăng lương rất dễ gây áp lực tài chính cho bạn. Nếu cần thiết, bạn chỉ nên tổ chức một buổi ăn mừng vừa tầm, tiết kiệm.
Khi đạt mức lương mới, bạn hãy nâng số tiền tiết kiệm cao hơn. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai gần.
6. Cảnh giác trước những món hàng “khuyến mãi”
Bạn có đang bị những món hàng khuyến mãi hấp dẫn không? Bạn có cảm giác nếu không mua chúng ngay từ bây giờ thì sẽ hối hận sau này không.
Ngày nay, việc mua sắm đã trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều. Để hút khách, các cửa hàng thường xuyên tung khuyến mãi với những lợi ích hấp dẫn. Đây cũng là một trong những “bẫy” tiêu dùng khiến bạn mất thêm tiền mỗi tháng đấy.
Thay vì chạy theo hàng khuyến mãi, bạn chỉ nên mua những món đồ thật sự cần thiết. Và thẳng tay từ chối những món hàng có vẻ hời nhưng không cần thiết.
7. Kiểm tra hoá đơn hàng tháng
Đó là những hoá đơn: điện, nước, internet, điện thoại, xăng xe,… Bạn phải đảm bảo không có sự bất thường trong các hoá đơn này.
Điều bất thường tôi nói đến là việc tăng gấp đôi tiền điện (hoặc các hoá đơn khác). Nếu có sự bất thường, bạn hãy nhanh chóng tìm ra đầu mối để cắt giảm chi phí này.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu các thiết bị tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Và cắt giảm những chi phí không cần thiết khác. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền lớn trong thời gian dài.
8. Học kỹ thuật tái chế DIY để sửa chữa món đồ cũ, hỏng
Bạn đã từng nghe đến cụm từ DIY chưa?
DIY là cụm từ viết tắt của tiếng Anh: “do it yourself”. Nghĩa là những sản phẩm do chính tay bạn làm ra.
Biết thêm kỹ thuật tái chế DIY sẽ giúp bạn tận dụng những món đồ đã hỏng, đã cũ. Thay vì vứt bỏ, bạn có thể tái chế thành món đồ mới, phục vụ mục đích khác.
Bạn có thể tận dụng quần áo cũ để tái chế thành vật dụng khác như: tạp dề, khăn lau bàn, đồ trang trí,…
9. Tận dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp
Nếu nơi làm việc cách nhà không quá 5km thì việc đạp xe là điều nên cân nhấc. Đạp xe không những giúp bạn rèn luyện thể chất mà còn tiết kiệm chi phí đi lại rất nhiều.
Nếu quãng đường xa hơn, bạn có thể chọn phương tiện di chuyển công cộng để tiết kiệm. Số tiền chi trả cho phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân là một khoảng cách khá lớn đấy.
Vậy nếu không thể tìm lý do tốt hơn để dùng phương tiện cá nhân thì bạn nên tận dụng phương án trên.
10. Chọn dịch vụ tiết kiệm tiền
Chúng ta cần tiết kiệm để phục vụ mục tiêu tài chính trong tương lai. Và chúng ta cũng cần tận hưởng cho cuộc sống ở thì hiện tại. Vì vậy, tôi khuyến khích bạn vẫn nên đối xử thật tốt với bản thân trong mọi hoàn cảnh.
Nếu muốn ăn món sashimi cá hồi, bạn có thể mua cá tươi về ăn tại nhà thay vì đi nhà hàng. Nếu muốn uống rượu ngon, bạn cũng có thể bày tiệc tại nhà hoặc tìm một nơi có view đẹp, miễn phí và thưởng thức với bạn bè.
Thay vì đến các quán bar, vũ trường, beer clup để chơi, bạn có thể quẩy ba lô lên và khám phá cảnh đẹp Việt Nam. Bạn hãy trãi nghiệm những chuyến leo núi, ngắm biển,… để tái tạo năng lượng sau nhiều ngày làm việc vất vả.
Thay vì cắt giảm mọi loại chi tiêu , bạn hãy tận hưởng niềm vui bằng những cách tiết kiệm hơn.
11. Thực hiện thử thách không chi tiêu
Bạn đã từng tham gia bao nhiêu thử thách trong đời? Bạn và những người xung quanh đã từng thực hiện thử thách không chi tiêu chưa?
Nếu chưa. Đây là lúc bạn nên thực hiện.
Thoạt đầu, thử thách này trông có vẻ dễ dàng. Nhưng để kiên trì theo đuổi thì bạn cần phải có tính kỷ luật. Bạn có thể đưa ra luật chơi phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Bạn có thể chọn một tuần không chi tiêu mỗi tháng. Hoặc một ngày trong chi tiêu mỗi tuần. Hoặc bất cứ thời điểm nào bạn thấy tốt nhất.
Sau khi có luật chơi, bạn phải cam đoan mình sẽ thực hiện đến cùng. Số tiền dư ra từ việc không chi tiêu, bạn hãy bỏ vào tài khoản tiết kiệm.
12. Tìm cách kiếm nhiều tiền hơn
Vâng. Đây là cách giải quyết tốt nhất cho mục tiêu tiết kiệm của bạn.
Ngày nay, có rất nhiều cách để kiếm thêm tiền ngoài lương. Bên cạnh việc yêu cầu tăng lương như tôi đã đề cập, bạn còn có thể kiếm tiền bằng nhiều cách khác.
Bạn có thể tìm thêm các công việc bán thời gian sau giờ làm. Điều này không chỉ giúp bạn kiếm thêm tiền mà còn có thêm nhiều mối quan hệ.
Bạn hãy tham khảo thêm bài viết: Cách kiếm nhiều tiền hơn
Hiện tại, bạn có thực hiện mục nào trong những cách tiết kiệm tiền để tăng tài sản của bài viết không? Bạn yêu thích nhất là cách tiết kiệm tiền nào?